Công ty hết hàng cho nghỉ có phải trả lương không?
Xin chào tổng đài tư vấn luật lao động trực tuyến! Cho em hỏi công ty có kí hợp đồng 1 năm mà chưa hết thời hạn. Công ty hết hàng cho công nhân nghỉ không lương từ ngày 3/7. Hẹn 1/8 vào có hàng làm. Vào lại thì kêu nghỉ không lương đến khi có thông báo. Thì sao ạ?? Theo bộ luật lao động Nghỉ có được hưởng lương k ạ?
- Thời gian ngừng việc có phải đóng bảo hiểm xã hội?
- Người lao động được nhận lương ngừng việc có phải đóng BHXH?
- Công ty có phải trả lương khi ngừng việc để bảo dưỡng máy móc?
Tư vấn Luật lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Trường hợp của bạn, Tổng đài tư vấn xin được tư vấn như sau:
Căn cứ pháp luật: Điều 99 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:
“Điều 99. Tiền lương ngừng việc
Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.”
Theo quy định nêu trên, khi người lao động phải ngừng việc vì lí do kinh tế trong thời kì khủng hoảng kinh tế hoặc suy thoái kinh tế thì người lao động vẫn được người sử dụng lao động trả một phần tiền lương. Chính vì thế, công ty của bạn với lí do hết đơn hàng bắt người lao động nghỉ việc không lương là trái với quy định của bộ luật lao động 2019. Trong trường hợp công ty bạn cho người lao động nghỉ việc từ 03 tháng 07 tới 01 tháng 08 (nghỉ hơn 14 ngày làm việc), công ty của bạn phải thỏa thuận tiền lương ngừng việc với người lao động. trong đó, 14 ngày nghỉ việc đầu tiên công ty của bạn phải trả lương cho người lao động ít nhất theo mức lương tối thiểu vùng. Những ngày phải nghỉ việc tiếp theo, tiền lương sẽ do 2 bên tự thỏa thuận.
Mặt khác, khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
“2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm; không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật;…
theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”
Theo đó, người sử dụng lao động không trả lương ngừng việc cho người lao động theo quy định thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng tới 50 triệu đồng tùy thuộc vào số lượng người lao động không được trả lương ngừng việc.
Ngoài ra căn cứ khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì người sử dụng lao động phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
Lưu ý: căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, công ty của bạn nếu có hành vi vi phạm là không trả lương ngừng việc cho người lao động thì ngoài việc buộc phải trả đầy đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động (bao gồm cả tiền lãi) còn phải bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10 triệu đồng tới 100 triệu đồng. Số tiền bị xử phạt phụ thuộc vào số lượng người lao động không được công ty của bạn trả lương ngừng việc hoặc trả lương ngừng việc không đầy đủ.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
- Thời gian ngừng việc tối đa của NLĐ khi công ty gặp khó khăn về kinh tế
- Giải quyết tiền lương của người lao động khi bị ngừng việc?
- Chi trả tiền lương ngừng việc cho người lao động vì lý do hỏa hoạn
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc thì bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Công ty trả lương hàng tháng cho người lao động thấp hơn lương tối thiểu vùng
- Sa thải và trừ tiền lương của người lao động tự ý nghỉ việc 07 ngày
- Đi làm sớm trước khi hết thời gian hưởng chế độ thai sản thì có được hưởng lương ?
- Công ty không trả lương cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng
- Công ty trả lương thử việc dưới mức tối thiểu là 85% cho người lao động