Công ty không ký lại HĐLĐ khi bị vô hiệu do người ký kết sai thẩm quyền
Xin cho hỏi về công ty không ký lại HĐLĐ khi bị vô hiệu do người ký kết sai thẩm quyền. Hợp đồng lao động của tôi với công ty bị Tòa án tuyên vô hiệu do người ký hợp đồng bên phía công ty không có quyền ký. Đáng nhẽ là giám đốc phải ký, nhưng ở đây người ký lại là phó giám đốc nhưng không được giám đốc ủy quyền ký. Nhưng do trong công ty tôi cũng có một số hiềm khích với các nhân viên khác nên công ty không chịu ký lại HĐLĐ. Vậy bây giờ tôi bị mất việc, công ty làm vậy có đúng pháp luật không?
- HĐLĐ vô hiệu khi toàn bộ nội dung trái quy định pháp luật
- Xử lý HĐLĐ vô hiệu do người ký kết không đúng thẩm quyền
- HĐLĐ ký không đúng thẩm quyền có bị tuyên bố vô hiệu?
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Tổng đài tư vấn. Với trường của bạn về công ty không ký lại HĐLĐ khi bị vô hiệu do người ký kết sai thẩm quyền; chúng tôi xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, HĐLĐ vô hiệu do người ký kết không đúng thẩm quyền
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động
1. Sửa đổi Khoản 1 Điều 3 như sau:
“1. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Người đại diện theo pháp luật quy định tại điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã;
b) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật;
c) Người được các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân ủy quyền làm người đại diện theo quy định của pháp luật;
d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động;
e) Người được người đại diện theo pháp luật quy định tại Điểm a hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức quy định tại Điểm b Khoản này ủy quyền bằng văn bản về việc giao kết hợp đồng lao động.””
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 50 Bộ luật lao động năm 2012 thì:
“Điều 50. Hợp đồng lao động vô hiệu
1. Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
b) Người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền;”
Như vậy, đối với trường hợp HĐLĐ giữa bạn với công ty do Phó giám đốc công ty ký nhưng không được Giám đốc công ty (người đại diện theo pháp luật của công ty) ủy quyền ký, nên HĐLĐ này đã bị Tòa án nhân dân tuyên vô hiệu toàn bộ là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Thứ hai, giải quyết HĐLĐ vô hiệu
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 44/2013/NĐ-CP thì:
“Điều 11. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền, cơ quan quản lý nhà nước về lao động nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính có trách nhiệm hướng dẫn các bên ký lại hợp đồng lao động.”
Tổng đài tư vấn Hợp đồng lao động trực tuyến 24/7: 19006172
Như vậy, HĐLĐ của bạn với công ty bị Tòa án tuyên vô hiệu do người ký hợp đồng bên phía công ty không có quyền ký nhưng công ty không ký lại HĐLĐ là không phù hợp với quy định của pháp luật. Do đó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn có thể khiếu nại đến Ban giám đốc của công ty để yêu cầu công ty thực hiện việc ký lại HĐLĐ.
Trường hợp không được công ty không giải quyết hoặc có giải quyết nhưng giải quyết không thỏa đáng thì bạn có thể gửi đơn khiếu nại đến Thanh tra thuộc Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc khởi kiện ra Tòa án nhân dân nơi công ty đang đặt trụ sở chính để được giải quyết.
Trên đây là bài viết về vấn đề công ty không ký lại HĐLĐ khi bị vô hiệu do người ký kết sai thẩm quyền. Ngoài ra; bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại:
Xử lý HĐLĐ vô hiệu từng phần về nội dung tiền lương của người lao động
Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần như thế nào?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.