Điểm mới về hợp đồng thử việc theo Bộ luật lao động năm 2019
Cho tôi hỏi Bộ luật lao động năm 2019 có điểm mới nào trong quy định về hợp đồng thử việc không? Khi nào thì những quy định này mới chính thức có hiệu lực? Tôi cám ơn!
- Thời gian thử việc có phải tham gia BHYT, BHXH, BHTN?
- Thời gian thử việc có được tính để nhận trợ cấp thôi việc không?
Dịch vụ hỗ trợ tư vấn Luật Lao động trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, những điểm mới về hợp đồng thử việc theo Bộ luật lao động năm 2019
Căn cứ Điều 24 và Điều 25 Bộ luật lao động năm 2019 có quy định như sau:
“Điều 24. Thử việc
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng”.
“Điều 25. Thời gian thử việc
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác”.
Đối chiếu với quy định Điều 26 và Điều 27 Bộ luật lao động năm 2012; có thể nhận thấy một số điểm mới về hợp đồng thử việc theo Bộ luật lao động năm 2019 như sau:
– Thỏa thuận về nội dung thử việc giữa người sử dụng lao động và người lao động có thể được ghi trong hợp đồng lao động hoặc giao kết riêng trong một hợp đồng thử việc. Trong khi đó, Bộ luật lao động năm 2012 chỉ nêu về việc giao kết hợp đồng thử việc.
– Bộ luật lao động năm 2019 có bổ sung quy định về thời gian thử việc tối đa đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp là không quá 180 ngày.
– Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
+) Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
+) Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
– Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường mà không cần phải đưa ra lý do theo quy định tại Khoản 2 Điều 29 của Bộ luật lao động năm 2012.
Thứ hai, thời điểm Bộ luật lao động năm 2019 có hiệu lực thi hành
Căn cứ quy định tại Điều 220 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:
“Điều 220. Hiệu lực thi hành
1. Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực.
Như vậy, Bộ luật lao động năm 2019 sẽ chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021 và thay thế cho Bộ luật lao động năm 2012 hiện nay.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.
--> Sang năm 2021 thời gian thử việc có gì thay đổi không?
- Công ty không nhận lại người lao động khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng?
- Thời hiệu sa thải lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi
- Tiền lương khi người lao động đi làm vào ngày nghỉ lễ 30/4-1/5
- Sử dụng người lao động 16 tuổi có phải đóng bảo hiểm xã hội?
- Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi