DOANH NGHIỆP SẼ ĐƯỢC NHÀ NƯỚC HỖ TRỢ NHƯ THẾ NÀO TRONG MÙA DỊCH
Tình hình dịch Covid 19 đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Cho tôi hỏi trước tình hình khó khăn của các doanh nghiệp thì Nhà nước có những hỗ trợ như thế nào trong mùa dịch để cho doanh để vượt qua được giai đoạn này.
- Ai sẽ được Nhà nước hỗ trợ do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19?
- Đã ký thông qua Nghị quyết gói hỗ trợ người gặp khó khăn do dịch Covid
Luật sư hỗ trợ tư vấn trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Đại dịch Covid 2019 diễn biến phức tạp đã lan rộng và bùng phát trên nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, dịch Covid đã tác động đến nhiều mắt trên lĩnh vực kinh tế, xã hội, đời sống người dân gặp nhiều khó khắn, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) phải ngừng sản xuất, thu hẹp quy mô. Nhằm chia sẻ khó khăn, cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cụ thể là: Nghị quyết 42/NQ-CP ngày 09/04/2020; Công văn 860
- Tạm dừng đóng vào quỹ Hưu trí, Tử tuất
Theo hướng dẫn công văn 860/BHXH-BT ngày 17/3/2020 hướng dẫn thực hiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí – tử tuất đối với đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid, cụ thể:
Doanh nghiệp thuộc các ngành nghề dịch vụ vận tải hành khách, du lịch, lưu trú, nhà hàng và các ngành nghề đặc biệt khác mà gặp khó khăn do dịch bệnh gây ra. Như vậy, nếu doanh nghiệp nào thuộc một trong các ngành nghề nêu trên thì đã đáp ứng điều kiện thứ nhất khi xem xét việc tạm dừng đóng BHXH và quỹ HT-TT. Tuy nhiên, việc xác định thêm các doanh nghiệp khác thuộc các ngành nghề đặc biệt mà gặp khó khăn do dịch bệnh thì hiện tại chưa có hướng dẫn cụ thể của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đồng thời, Dịch Covid làm cho Doanh nghiệp không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất kinh doanh trở lên; hoặc bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do dịch bệnh gây ra (không kể giá trị tài sản là đất).
Quy định này ta có thể hiểu: Dịch bệnh dẫn đến việc Doanh nghiệp phải cho người lao động (thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội) tạm nghỉ việc là từ 50%. Nghị quyết 42/NQ-CP ngày 09/04/2020 hướng dẫn cụ thể hơn việc tạm nghỉ việc được hiểu bao gôm cả lao động ngừng việc, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thỏa thuận nghỉ không hưởng lương. Khi đó, người sử dụng lao động và người lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất tối đa không quá 12 tháng.
Trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, không thực hiện thanh tra chuyên ngành đóng, hoặc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 gây ra nếu doanh nghiệp không có dấu hiệu vi phạm; đồng thời, hàng tháng đôn đốc doanh nghiệp đóng đầy đủ, kịp thời quỹ ốm đau, thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quỹ bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
- Lừi thời gian đóng phí Công đoàn
Ngày 04 tháng 03 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19. Với tinh thần Công đoàn Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp và Chính phủ, vì việc làm bền vững và thu nhập ngày càng cao của người lao động, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam yêu cầu các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn:
Theo đó, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (doanh nghiệp có số lao động đang tham gia BHXH phải tạm thời nghỉ việc từ 50% trong tổng số lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trở lên) được lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn 6 tháng đầu năm 2020 đến ngày 30/06/2020.
Nếu sau thời điểm này dịch Covid-19 chưa thuyên giảm và doanh nghiệp còn tiếp tục khó khăn thì thời gian được lùi đến 31/12/2020.
- Gói hỗ trợ tài chính cho Doanh nghiệp
Ngày 09/4/2020 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid 2019. Cụ thể:
(+) Người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động theo Khoản 3 Điều 98 của Bộ luật lao động trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 thì được vay không có tài sản đảm bảo tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng người lao động theo thời gian trả lương thực tế nhưng không quá 3 tháng với lãi suất 0%, thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trả phần lương còn lại và giải ngân trực tiếp hàng tháng đến người bị ngừng việc.
Quy định này được hiểu như sau:
Đối tượng áp dụng:
– Gặp khó khăn về tài chính;
– Đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho NLĐ theo Khoản 3 Điều 98 Bộ luật lao động năm 2012 trong khoảng thời gian từ tháng 4 – 6/2020.
Chính sách hỗ trợ:
– Được vay không có tài sản đảm bảo tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng người lao động theo thời gian trả lương thực tế nhưng không quá 3 tháng với lãi suất 0%.
– Thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trả phần lương còn lại và giải ngân trực tiếp hàng tháng đến người bị ngừng việc.
(+) Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 được hỗ trợ 1.000.000 đồng/hộ/tháng theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng không quá 3 tháng.
- Hỗ trợ về thuế
Do ảnh hưởng xấu của dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp bị thiệt hại lớn, gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ đồng thời không có khả năng nộp thuế đúng hạn. Chính vì vậy, ngày 03/03/2020 Tổng cục thuế đã ban hành Công văn 897/TCT-QLN về gia hạn thuế, miễn tiền chậm nộp do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid.
Theo đó, Công văn 897/TCT-QLN hướng dẫn trường hợp được gia hạn nộp thuế sau: “Bị thiệt hại vật chất gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ”. Hồ sơ, thủ tục đề nghị gia hạn nộp thuế được thực hiện theo khoản 3 Điều 31 Thông tư 156/2013/TT-BTC.
Đến ngày 8/4/2020 Chính phủ đã ban hành Nghị định 41/2020/NĐ-CP về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất, cụ thể:
– Về các đối tượng được gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất: Điều 2 Nghị định 41/2020/NĐ-CP
– Về trình tự thủ tục gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất: Điều 4 Nghị định 42/2020/NĐ-CP.
- Miễn, giảm lãi, phí theo quy định của nội bộ của tổ chức tín dụng
Ngày 13/3, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ do ảnh hưởng bởi dịch Covid (Thông tư 01).
Theo đó, TCTD, chi nhánh NH nước ngoài quyết định việc miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ đối với số dư nợ phát sinh từ hoạt động cấp tín dụng (trừ hoạt động mua, đầu tư trái phiếu DN) đối với khách hàng đáp ứng đầy đủ các điều kiện dưới đây:
– Phát sinh từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính;
– Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền kề sau 03 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid – 19;
– Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận cho vay, cho thuê tài chính đã ký do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid -19.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
->Hướng dẫn trả lương với doanh nghiệp có NLĐ bị cách ly do dịch Covid