Tôi ký hợp đồng thời vụ 3 tháng với công ty trách nhiệm hữu hạn Mai Linh vào tháng 2 năm 2016. Sau 3 tháng hết thời hạn hợp đồng, công ty vẫn để tôi tiếp tục làm việc và đưa đi đào tạo thêm chuyên môn. Công ty có nói sau khi học về tiếp tục thử việc nếu đạt yêu cầu sẽ cho ký hợp đồng chính thức. Thế nhưng từ đó tới nay (tháng 2/2017), bên công ty vẫn không đưa bất kỳ hợp đồng nào cho tôi ký, bảo hiểm cũng không đóng cho tôi. Cuối năm xét thưởng thì cho tôi nhận thưởng của người đang hợp đồng theo hợp đồng thời vụ. Vậy tôi xin được hỏi công ty có vi phạm gì không? Và tôi phải làm như thế nào để đòi được quyền lợi hợp pháp của mình?
- Có cần ký hợp đồng lao động mới khi hợp đồng lao động đã hết hạn không?
- Công ty có bị xử phạt khi không ký hợp đồng lao động?
- Thời hạn báo trước trước khi hợp đồng lao động hết hạn
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Quy định về ký hợp đồng với người lao động được thực hiện theo quy định Khoản 2 Điều 22 Bộ Luật lao động 2012 như sau:
” Điều 22. Loại hợp đồng lao động
2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.
Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.”
Theo đó, sau khi hết hợp đồng thời vụ mà công ty không ký kết hợp đồng lao động mới thì sẽ trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.
Và theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người lao động làm việc theo hợp đồng lao động 24 tháng sẽ là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
” Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;”
Theo đó, khi công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho bạn tức là công ty đã vi phạm quy định vào các hành vi bị cấm tại Khoản 1 Điều 17 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
” Điều 17. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.”
Khi đó, công ty sẽ phải nộp số tiền chưa đóng bảo hiểm xã hội cho bạn cộng với số lãi trong thời gian chưa nộp theo quy định tại Khoản 3 Điều 123 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
” Điều 122. Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội
3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.”
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1 Điều 201 Bộ luật lao động 2012 quy định:
“Điều 201. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động
1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
4. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều này mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết”.
Theo đó, khi có tranh chấp về việc ký hợp đồng lao động thì trước tiên bạn phải yêu cầu hòa giải viên lao động tiến hành hòa giải. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc công ty không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì bạn có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Hợp đồng lao động thời vụ có phải đóng bảo hiểm không?
Người lao động cần làm gì khi công ty không ký hợp đồng?
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- BHXH, BHYT trong thời gian nghỉ thai sản
- Có được chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ đang mang thai
- Công ty ép nhân viên đi làm lễ 30/4 và 1/5 năm 2023 bị phạt bao nhiêu?
- Quyền lợi của người lao động khi ngừng việc do dịch Covid
- Công ty không cho người lao động nghỉ chủ nhật có bị phạt không?