Khấu trừ tiền lương để bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động
Chào Tổng đài. Tôi muốn hỏi về vấn đề: Khấu trừ tiền lương để bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động. Tôi làm bảo vệ ở một công ty phân phối thiết bị y tế ở Thanh Trì, Hà Nội. Tôi ký hợp đồng với công ty và hợp đồng có hiệu lực từ ngày 20/08/2018. Trong quá trình làm việc, vào ngày 15/01/2019 do sơ xuất của tôi nên kẻ gian đã đột nhập vào nhà kho làm hư hỏng một chiếc máy có giá trị 40 triệu đồng. Công ty đã bồi thường 05 tháng lương để bù vào giá trị chiếc máy bằng cách khấu trừ vào tiền lương của tôi. Vậy Tổng đài cho tôi hỏi công ty tôi làm như vậy có đúng không? Tôi cám ơn!
- Mức bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn làm ảnh hưởng đến sức khỏe người khác
- Bồi thường do sơ suất gây thiệt hại đến tài sản của công ty
- Công ty có quyền khấu trừ tiền lương của NLĐ khi đi làm muộn không?
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn về: Khấu trừ tiền lương để bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 130 Bộ Luật lao động 2012 về bồi thường thiệt hại như sau:
“Điều 130. Bồi thường thiệt hại
1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.”
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 101 Bộ Luật lao động 2012 về khấu trừ tiền lương như sau:
“Điều 101. Khấu trừ tiền lương
1. Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 130 của Bộ luật này.
2. Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.
3. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập.”
Như vậy, theo quy định trên trong trường hợp người lao động có hành vi khác thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương
Tư vấn Hợp đồng lao động qua tổng đài 1900 6172
Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 3 Nghị định 158/2018/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng của khu vực Thanh Trì, Hà Nội-tức khu vực I là 4.180.000 đồng. Trường hợp này hành vi vi phạm của bạn gây thiệt hại không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng (41.800.000 đồng) nên công ty có quyền yêu cầu bạn bồi thường 03 tháng tiền lương bằng cách khấu trừ vào tiền lương của bạn. Việc công ty yêu cầu bạn bồi thường 05 tháng tiền lương của bạn bằng cách khấu trừ là trái quy định pháp luật.
Trường hợp công ty áp dụng việc yêu cầu bồi thường thiệt hại trái quy định pháp luật, bạn có quyền khiếu nại với công ty, với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định (theo Điều 132 Bộ Luật lao động 2012).
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Khấu trừ tiền lương để bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Xử phạt công ty khấu trừ tiền lương của NLĐ không đúng quy định
Quy định công ty giữ lại các khoản lương, thưởng khi người lao động gây thiệt hại
Trong quá trình giải quyết về: Khấu trừ tiền lương để bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động nếu có vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Không ký kết hợp đồng đào tạo nghề bằng văn bản có bị phạt không?
- Thời gian báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
- Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng khi công ty chậm trả lương
- Sửa đổi quá một lần thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động
- Người lao động vi phạm nội quy công ty có bị trừ lương không?