Làm thế nào để công ty cho nhân viên nghỉ việc vì bị ốm?
Công ty em có 1 chị bị ốm. Chị ấy còn hợp đồng tận 2 năm và vẫn đến làm việc sau mỗi đợt nằm viện. Hiện nay chị ấy vẫn hoàn thành công việc nhưng tần suất đi viện ngày càng cao. Công ty em sợ lâu dài như thế sẽ ảnh hưởng đến tiến độ làm việc chung nên muốn cho chị ấy nghỉ việc hẳn. Vậy có phương án nào để công ty em có thể cho nhân viên nghỉ việc vì bị ốm đúng theo quy định của pháp luật không ạ? Em cám ơn nhiều!
- Người lao động có bị cắt hợp đồng khi nghỉ ốm 6 tháng cộng dồn?
- Công ty sa thải người lao động với lý do nghỉ ốm quá nhiều
- Đi làm trong thời gian nghỉ ốm có được hưởng bảo hiểm không?
Tư vấn Luật lao động
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Tổng đài tư vấn. Về việc cho nhân viên nghỉ việc vì bị ốm; chúng tôi xin trả lời bạn như sau:
Căn cứ Điều 36 và Khoản 2 Điều 38 Bộ Luật lao động 2012 quy định:
“Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.
2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.
5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
6. Người lao động chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này.
9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.
10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.
“Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
…. b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục”.
Tổng đài tư vấn hợp đồng lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, để cho nhân viên nghỉ việc vì bị ốm theo đúng quy định và phù hợp nhất trong trường hợp này thì công ty bạn có thể lựa chọn 01 trong các phương án sau:
Phương án 01: thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động này.
Phương án 02: thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn nếu người này đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ, công ty phải báo cho người lao động biết trước ít nhất là 30 ngày.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:
Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trước thời hạn có được trợ cấp thôi việc?
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Thời gian Tạm định chỉ công việc có được tính hưởng phép năm không
- Người lao động có được tạm ứng lương khi con bị ốm?
- Thời gian nghỉ giữa giờ có được cộng vào thời gian làm việc?
- Phương án khi doanh nghiệp không bố trí đủ việc làm do dịch Covid-19
- Doanh nghiệp tự ý cho người lao động nghỉ việc mà không báo trước