19006172

Lao động nữ mang thai có được chuyển làm từ ca đêm sang ca ngày?

Tư vấn An Nam giúp em trường hợp chuyển làm từ ca đêm sang ca ngày cho lao động nữ mang thai với ạ. Vợ em mang thai 14 tuần 3 ngày, qua khám thai vợ em bị thiếu máu nhiều (thiếu sắt và canxi). Vợ em hiện đang làm công nhân đi ca sản xuất (ca sáng, chiều, đêm), mỗi ca 8 tiếng. Nhưng do tình trạng sức khỏe không tốt nên vợ em xin về ca hành chính (từ 8h đến 16h) mà trưởng xưởng không giải quyết. Cho em hỏi: trưởng xưởng làm vậy có đúng không? Nếu cần em phải khiếu nại đến cơ quan nào?



chuyển làm từ ca đêm sang ca ngàyTư vấn hợp đồng lao động:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Các quy định bảo vệ thai sản nữ khi mang thai trong việc làm đêm, làm thêm giờ, làm công việc nặng nhọc được thực hiện theo Khoản 1 Điều 155 Bộ Luật lao động 2012 như sau:

” Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ

1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:

a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Theo đó, khi mang thai từ tháng thứ 07 hoặc tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì người sử dụng lao động không được phép  sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa. Do vậy, vợ bạn mới mang thai 14 tuần 3 ngày (hơn 03 tháng) nếu không được công ty đồng ý sẽ không được chuyển làm từ ca đêm sang ca ngày. Nên trưởng phân xưởng trả lời như vậy là đúng theo quy định của pháp luật.

Khi vợ bạn cảm thấy sức khỏe không đủ để tiếp tục làm việc nếu không được chuyển làm từ ca đêm sang ca ngày thì có thể đơn phương chấm dứt, tạm hoãn thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 8 Nghị định 85/2015/NĐ-CP như sau:

” Điều 8. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai

1. Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động, kèm theo ý kiến đề nghị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

2. Thời hạn báo trước để đơn phương chấm dứt, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo thời hạn mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.

3. Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thời gian tạm hoãn do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động, nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ. Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.”

chuyển làm từ ca đêm sang ca ngày

Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172

Như vậy, việc trưởng phân xưởng không đồng ý cho vợ bạn chuyển làm từ ca đêm sang ca ngày không trái với quy định của pháp luật. Hiện tại, pháp luật chỉ quy định người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm đêm, làm thêm giờ, đi công tác xa khi mang thai từ tháng thứ 07 trở lên hoặc từ tháng thứ 6 nếu ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Cho nên, nếu vợ bạn tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng tới thai nhi thì có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: 

Thỏa thuận điều chuyển công việc khác khi lao động nữ mang thai

Chấm dứt hợp đồng lao động với lý do mang thai

Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.

luatannam