Mức chi trả trợ cấp thôi việc
Tôi ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với một công ty từ ngày 1/1/2007. Vì lý do sức khỏe, và công ty thỏa thuận cho tôi nghỉ từ ngày 1/7/2016. Mức lương trên HĐLĐ là 3.800.000 đồng/tháng. Vậy khi chấm dứt HĐLĐ, tôi có được hưởng trợ cấp thôi việc không? Mức chi trả trợ cấp thôi việc là bao nhiêu?
- Trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp khi nghỉ việc tại công ty
- Cách tính trợ cấp thôi việc khi có tháng lẻ
- Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc
Tư vấn bảo hiểm xã hội
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với vấn đề mức chi trả trợ cấp thôi việc của bạn; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ khoản 3 Điều 36 Bộ luật Lao động 2012 về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động:
“3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động“.
Căn cứ theo quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động năm 2012 về trợ cấp thôi việc:
“1. Khi HĐLĐ chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương;
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc;
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 6 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc”.
Như vậy:
Trường hợp của bạn, bạn đã làm việc thường xuyên theo HĐLĐ từ 1/1/2007 đến tháng 1/2016 (10 năm 1 tháng) và hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động nên bạn đủ điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc khi chấm dứt HĐLĐ.
Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt HĐLĐ. Do vậy, mức lương của bạn trên HĐLĐ là 3.800.000 đồng nên đây sẽ là căn cứ tính trợ cấp thôi việc của bạn.
Căn cứ theo Điều 43 Nghị định 127/2008/NĐ-CP thì bảo hiểm thất nghiệp sẽ đóng từ ngày 1/1/2009 nếu đơn vị có từ 10 người lao động trở lên. Tuy nhiên, nếu đơn vị dưới 10 người lao động sẽ đóng bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 1/1/2015 theo Luật việc làm 2013.
Về thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc của bạn là tổng thời gian bạn làm việc thực tế trong công ty trừ đi thời gian bạn tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Trong trường hợp của bạn, thời gian để tính trợ cấp thôi việc cho bạn tính như sau:
+) Nếu bạn đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 1/1/2009 thì thời gian làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc từ 1.1.2007 đến ngày 31/12/2008. Do vậy, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc cho bạn là 2 năm.
Tổng đài tư vấn lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật tại khoản 1 Điều 48 Luật lao động năm 2012, trợ cấp thôi việc của bạn trong trường hợp này được tính cụ thể như sau:
Tiền trợ cấp thôi việc = Tổng thời gian làm để tính trợ cấp thôi việc x tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc x 1/2
= 2 x 3.800.000 x 1/2 = 3.800.000 đồng.
+) Nếu đến năm 2015 Công ty bạn mới bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp thì thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc của bạn là từ 1/1/2007 đến 31/12/2014.
Như vậy mức hưởng trợ cấp thôi việc của bạn là: 8 x 3.800.000 x 1/2 = 15.200.000 đồng.
Về cách tính mức hưởng tham khảo tại bài viết:
Thời gian để tính tiền trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động?
Có được nhận đồng thời trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp không?
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc về mức chi trả trợ cấp thôi việc; vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Hiệu trưởng có phải đóng đoàn phí công đoàn hay không?
- Kí hợp đồng dịch vụ kế toán trưởng với cá nhân được không
- Năm 2023 doanh nghiệp được ký tối đa mấy phụ lục hợp đồng lao động?
- Khi nào doanh nghiệp phải gửi báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động?
- Có phải lập biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động không?