Nghĩa vụ đóng BHXH của doanh nghiệp cho thuê lại lao động
Xin chào tổng đài tư vấn, đơn vị tôi hoạt động ở địa bàn Quận Cầu Giấy Hà Nội (Vùng I), là doanh nghiệp cho thuê lại lao động cho một công ty ở huyện Di Linh, Lâm Đồng (Vùng III) và NLĐ là việc ở Lâm Đồng. Vậy trường hợp công ty nào phải đóng BHXH cho NLĐ và sẽ đóng theo mức lương của Vùng I hay Vùng III? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn.
- Điều kiện cho thuê lại lao động
- Cách tính tiền lương cho người lao động được thuê lại
- Tiền làm tăng ca qua hợp đồng cho thuê lại lao động
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn về vấn đề nghĩa vụ đóng BHXH của doanh nghiệp cho thuê lại lao động; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 53 Bộ Luật lao động 2012 như sau:
“Điều 53. Cho thuê lại lao động
1. Cho thuê lại lao động là việc người lao động đã được tuyển dụng bởi doanh nghiệp được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động khác, chịu sự điều hành của người sử dụng lao động sau và vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.”
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 5 Điều 56 Bộ luật lao động năm 2012 thì:
“Điều 56. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động
3. Ký kết hợp đồng lao động với người lao động theo quy định của Bộ luật này.
5. Thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật này; trả tiền lương, tiền lương của ngày nghỉ lễ, nghỉ hằng năm, tiền lương ngừng việc, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm; đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật.
Bảo đảm trả lương cho người lao động thuê lại không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau.”
Ngoài ra, căn cứ theo Khoản 1 Điều 4 Nghị định 157/2018/NĐ-CP thì:
“Điều 4. Nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn
1. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.”
Như vậy
Theo quy định trên thì doanh nghiệp cho thuê lại lao động sẽ ký kết HĐLĐ với NLĐ. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động sẽ có nghĩa vụ đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN cho NLĐ. Do đó, doanh nghiệp cho thuê lại lao động hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.
Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Đơn vị bạn hoạt động ở địa bàn Quận Cầu Giấy, Hà Nội (Vùng I), là doanh nghiệp cho thuê lại lao động cho một công ty ở huyện Di Linh, Lâm Đồng (Vùng III) và NLĐ là việc ở Lâm Đồng. Do đó, công ty bạn là đơn vị cho thuê lại lao động có nghĩa vụ đóng BHXH cho NLĐ và đóng với mức lương ở Vùng I – địa bàn Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Tổng đài tư vấn Hợp đồng lao động trực tuyến 24/7: 19006172
Kết luận:
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có nghĩa vụ đóng BHXH cho NLĐ với mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn hoạt động của doanh nghiệp đó.
Trên đây là bài viết về vấn đề nghĩa vụ đóng BHXH của doanh nghiệp cho thuê lại lao động. Ngoài ra; bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại:
Những công việc được cho thuê lại lao động
Cách tính tiền lương cho người lao động được thuê lại
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Mới vào công ty làm việc có được khám sức khỏe định kỳ không?
- Tạm ngừng việc do dịch Covid-19 có phải đóng đoàn phí công đoàn?
- Thay đổi hình thức trả lương có phải thay đổi nội quy công ty?
- Năm 2022 người lao động được tăng lương như thế nào?
- Làm việc trong cơ quan nhà nước có áp dụng mức lương tối thiểu vùng?