Người lao động có được nghỉ việc khi HĐLĐ có điều khoản cấm nghỉ việc?
Chào Tổng đài. Tôi muốn hỏi về vấn đề người lao động có được nghỉ việc khi HĐLĐ có điều khoản cấm nghỉ việc không? Tôi có ký một hợp đồng lao động 01 năm tại Bình Dương. Trong hợp đồng tại điều khoản về chấm dứt hợp đồng có ghi như sau: “Người lao động không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và chỉ được nghỉ việc khi hết hạn hợp đồng hoặc dưới yêu cầu của công ty”. Như vậy có phải bắt buộc tôi phải làm cho họ 01 năm và không được tự ý bỏ việc dưới bất kỳ hình thức nào đúng không ạ? Xin cảm ơn.
- Tiền lương làm căn cứ bồi thường khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật
- Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
- Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc trước thời hạn?
Tư vấn Hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn . Với câu hỏi về vấn đề: Người lao động có được nghỉ việc khi HĐLĐ có điều khoản cấm nghỉ việc, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 5 Bộ Luật lao động 2012 về quyền và nghĩa vụ của người lao động như sau:
“Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người lao động
1. Người lao động có các quyền sau đây:
d) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;”
Bên cạnh đó theo quy định tại Điều 37 Bộ Luật lao động 2012 về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động như sau:
“Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;
b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.”
Tư vấn Hợp đồng lao động qua tổng đài 1900 6172
Như vậy, đơn phương chấm dứt hợp đồng là quyền của người lao động và nội dung của hợp đồng lao động được thỏa thuận những vấn đề mà pháp luật không cấm nhưng phải đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Do đó, nếu điều khoản có quy định là người lao động không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và chỉ được nghỉ việc khi hết hạn hợp đồng hoặc dưới yêu cầu của công ty là trái pháp luật.
Trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn khi rơi vào các trường hợp trên. Ngoài ra, người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải thực hiện thông báo trước cho người sử dụng lao động.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Người lao động có được nghỉ việc khi HĐLĐ có điều khoản cấm nghỉ việc. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Khởi kiện khi công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật
Nghĩa vụ của công ty khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật
Nếu trong quá trình giải quyết có vướng mắc về vấn đề: Người lao động có được nghỉ việc khi HĐLĐ có điều khoản cấm nghỉ việc, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Người sử dụng lao động có được cắt giảm lương của người lao động không?
- Bồi thường khi gây thiệt hại về tài sản cho người sử dụng lao động
- NLĐ có được truy lĩnh tiền lương khi hợp đồng lao động bị vô hiệu?
- Nghĩa vụ của NSDLĐ khi sử dụng người giúp việc gia đình mới nhất
- Phân biệt mức lương tối thiểu vùng và mức lương cơ sở