NLĐ sau khi nghỉ việc có phải bồi thường thiệt hại cho công ty?
NLĐ sau khi nghỉ việc có phải bồi thường thiệt hại cho công ty? Chào luật sư mình từng là 1 nhân viên kỹ thuật của 1 công ty màn hình quảng cáo. Trong tháng 3 mình có đi công tác ở Hà Nội với giám đốc để lắp đặt hệ thống màn hình cho 1 khách hàng. Khi ra lắp đặt, 1 kiện gỗ màn hình bị gãy chân, khi tháo ra kiểm tra thì kiện đó 2 màn hình bị hỏng (theo như nhà sản xuất thì vẫn có thể sửa được). Nhưng trong quá trình tháo màn hình kiểm tra thì em có vô tình làm cho màn hình đó bị vỡ (không thể sửa được). Đến hết tháng 5 thì em nghỉ việc. Đến đầu tháng 6 thì nhận được thông báo bồi thường 50% giá trị của màn hình đó. Như vậy thì mình có phải bồi thường không? Mình xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ.
- Bồi thường thiệt hại do sơ suất làm hư hỏng tài sản của công ty
- Khấu trừ lương khi người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị
- Khấu trừ tiền lương để bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động
Tư vấn Hợp đồng lao động
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp về NLĐ sau khi nghỉ việc có phải bồi thường thiệt hại cho công ty; chúng tôi xin được trả lời cho bạn như sau:
“Điều 130. Bồi thường thiệt hại
1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.”
Như vậy
Theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Bạn từng là 1 nhân viên kỹ thuật của 1 công ty màn hình quảng cáo. Trong tháng 3 có đi công tác ở Hà Nội với giám đốc để lắp đặt hệ thống màn hình cho 1 khách hàng. Nhưng trong quá trình tháo màn hình kiểm tra thì bạn có vô tình làm cho màn hình đó bị vỡ (không thể sửa được). Đến hết tháng 5 thì bạn nghỉ việc. Đến đầu tháng 6 thì nhận được thông báo bồi thường 50% giá trị của màn hình đó.
Tổng đài tư vấn hợp đồng lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172
Theo đó, bạn gây ra thiệt hại cho công ty trong quá trình làm việc, do vậy bạn phải có trách nhiệm bồi thường cho công ty mặc dù đã nghỉ việc. Mức bồi thường sẽ được căn cứ vào giá trị tài sản bạn gây thiệt hại theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012. Vì vậy việc công ty yêu cầu bạn bồi thường 50% giá trị thiệt hại và nằm trong giới hạn bồi thường theo quy định trên thì bạn phải bồi thường đúng theo giá trị mà công ty yêu cầu.
Quy định công ty giữ lại các khoản lương, thưởng khi người lao động gây thiệt hại
Khấu trừ tiền lương khi gây thiệt hại tới tài sản của công ty
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Không ký kết HĐLĐ bằng văn bản với người giúp việc bị xử lý thế nào?
- Điều trị tai nạn lao động có được công ty chi trả chi phí khám, chữa bệnh không?
- Bảo đảm việc làm cho lao động nữ sau khi nghỉ thai sản
- Chấm dứt HĐLĐ với cán bộ công đoàn không chuyên trách cần lưu ý gì?
- Biên bản xử lý kỷ luật không có chữ ký của các bên