NSDLĐ không tham gia bảo hiểm thất nghiệp có được tính là trợ cấp thôi việc
Tôi muốn hỏi về vấn đề: NSDLĐ không tham gia bảo hiểm thất nghiệp có được tính là trợ cấp thôi việc hay không? Người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời gian đang thực hiện hợp đồng lao động (ví dụ: nợ BHXH…) thì thời gian đó có được tính là thời gian trợ cấp thôi việc?
- Công ty không chi trả tiền lương tháng thứ 13 cho người lao động
- Được hưởng trợ cấp thôi việc như thế nào khi nghỉ việc ở công ty
- Trợ cấp thôi việc có được áp dụng với hợp đồng lao động năm 2018?
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn về: NSDLĐ không tham gia bảo hiểm thất nghiệp có được tính là trợ cấp thôi việc, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Theo quy định tại Điều 44 Luật việc làm số 38/2013/QH13 về bảo hiểm thất nghiệp như sau:
“Điều 44. Tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực.
2. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức quy định tại điểm b khoản 1 Điều 57 của Luật này và trích tiền lương của từng người lao động theo mức quy định tại điểm a khoản 1 Điều 57 của Luật này để đóng cùng một lúc vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp…”
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 48 Bộ Luật lao động 2012 về trợ cấp thôi việc như sau:
“Điều 48. Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”
Tổng đài tư vấn Hợp đồng lao động trực tuyến 24/7: 19006172
Như vậy, từ ngày 01/01/2009, người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực. Do đó, trong trường hợp này không phải công ty không đóng bảo hiểm thất nghiệp cho bạn mà là công ty có lập danh sách tham gia bảo hiểm thất nghiệp nhưng nợ tiền đóng cho người lao động.
Trường hợp công ty nợ tiền bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động không được tính là thời gian hưởng trợ cấp thôi việc và công ty phải thực hiện nghĩa vụ đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề: NSDLĐ không tham gia bảo hiểm thất nghiệp có được tính là trợ cấp thôi việc. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Thời gian làm việc thực tế để trả trợ cấp thôi việc theo quy định mới
Trợ cấp thôi việc có tính thời gian người lao động thử việc?
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề gì thắc mắc về: NSDLĐ không tham gia bảo hiểm thất nghiệp có được tính là trợ cấp thôi việc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Có được ký hợp đồng đào tạo NLĐ với thời hạn 1 năm không?
- Giao kết hợp đồng lao động với người lao động 16 tuổi
- LĐ nữ đang nuôi con nhỏ từ chối làm thêm giờ vào ban đêm được không?
- Tiền lương khi người lao động đi làm vào ngày nghỉ lễ 30/4-1/5
- Chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động khi sáp nhập công ty