Nội dung câu hỏi:
Chào mọi người ,xin ai am hiểu luật lao động có thể giúp em với ạ . Em đang làm việc tại một công ty may . Công đoạn chính của em là in bundle cho 3 nhóm cắt để làm ra bán thành phẩm giao cho chuyền may. Nhưng gần đây quản lý giao thêm cho em một công đoạn chính khác là làm request lại những hàng bán thành phẩm hư do chuyền may trả về , công việc này rất tốn thời gian , và nhiều việc, giống Như bản sao quy trình của bộ phận cắt . Em phải làm song song cả 2 việc cùng một lúc . Và phải hỗ trợ phụ những việc của công đoạn khác nữa mà quản lý giao . Nhiều lúc vừa làm công đoạn này vừa chạy công đoạn kia , vừa xoay công đoạn khác nữa , thật sự đôi lúc làm mệt không thể ăn nổi cơm. em đã nhiều lần để nghị quản lý xem xét giảm bớt công việc , nhưng thái độ rất khó chịu , và nói lời nặng nề với em .Vậy xin cho em biết đây có phải là em đang bị bốc lột sức lao động không ạ ? Và em có thể nhờ công đoàn công ty can thiệp được không ạ? Xin mọi người giúp em ạ.
- Người lao động bàn giao công việc sau khi nghỉ có được hưởng lương?
- Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động thời vụ khi thay đổi công việc
- Thỏa thuận thay đổi công việc phải ký phụ lục hay giao kết HĐLĐ mới?
Luật sư tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Công việc trong hợp đồng lao động là gì?
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 13 Bộ luật lao động 2019 có đưa ra khái niệm về hợp đồng lao động như sau:
“Điều 13. Hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.”
Theo quy định này, công việc được giao kết giữa người sử dụng lao động và người lao động được hai bên thỏa thuận và ghi vào hợp đồng lao động. chính
Vì thế, người sử dụng lao động có thể dựa vào thỏa thuận trong hợp đồng lao động để bố trí công việc phù hợp cho người lao động và người lao động cũng có thể dựa vào hợp đồng lao động để xem phạm vi thực hiện công việc của mình là gì. Ngoài công việc đã được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, người lao động không có nghĩa vụ thực hiện các công việc khác trong quá trình lao động.
Quản lý giao thêm việc có phải là bóc lột sức lao động?
Căn cứ tại Khoản 4 Điều 8 Bộ luật lao động năm 2019 có quy định như sau:
“Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động
4. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.”
Theo quy định nêu trên, khi người sử dụng lao động Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động mới là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.
Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, người lao động bị quản lý giao thêm nhiều việc, trước hết người lao động hãy căn cứ vào mô tả công việc theo hợp đồng lao động với công ty để xem những việc được giao thêm đó có nằm trong phạm vi công việc hay không. những công việc không nằm trong phạm vi công việc đã được thỏa thuận thì người lao động có quyền từ chối.
Quản lý giao thêm việc, người lao động phải làm sao?
Căn cứ tại Điểm d Khoản 1 Điều 5 Bộ luật lao động 2019 có quy định quyền từ chối thực hiện công việc của người lao động như sau:
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người lao động
1. Người lao động có các quyền sau đây:
d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
Trước tiên, người lao động có thể từ chối những công việc được quản lý giao thêm không thuộc phạm vi của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Sau đó, nếu thấy công việc trong hợp đồng lao động có ảnh hưởng tới sức khỏe của mình thì người lao động cũng có quyền từ chối thực hiện nhằm đảm bảo tính mạng, sức khỏe của mình.
Ngoài ra, để có thêm tiếng nói đảm bảo quyền lợi, tính mạng, sức khỏe của mình, người lao động cũng có thể yêu cầu tổ chức đại diện cho người lao động (công đoàn cơ sở) có ý kiến với người sử dụng lao động.
Cuối cùng, người lao động cũng có thể khiếu nại tới người sử dụng lao động hoặc khiếu nại tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động để đảm bảo việc thực hiện đúng hợp đồng lao động của mình hoặc bảo vệ tính mạng, sức khỏe của mình trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động.
Kết luận:
Trường hợp của bạn bị quản lý ép làm thêm nhiều việc hơn so với trước đó khiến bạn mệt mỏi và đã nhiều lần ý kiến nhưng không được giải quyết. trước tiên bạn hãy xem lại mô tả công việc của bạn trong hợp đồng lao động để có thể từ chối những công việc được giao thêm không thuộc phạm vi hợp đồng lao động của bạn. Sau đó bạn có thể nhờ công đoàn bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của bạn. Cuối cùng bạn có thể khiếu nại tới giám đốc công ty. Nếu tất cả những bước thực hiện đó không giải quyết được vấn đề thì bạn có thể làm đơn khiếu nại tới phòng lao động thương binh và xã hội hoặc chánh thanh tra sở lao động thương binh và xã hội.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
- Làm việc gần 01 năm nhưng công ty không giao kết hợp đồng có đúng không?
- Có được đặt cọc khi giao kết hợp đồng lao động không?
Trong quá trình giải quyết nếu thắc mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.