Quy định mới về người giao kết HĐLĐ bên phía người sử dụng lao động
Tôi nghe nói sắp tới Nghị định hướng dẫn Bộ luật lao động năm 2012 sẽ được sửa đổi. Không biết khi đó thì quy định về người ký hợp đồng bên phía sử dụng lao động có gì thay đổi hay không? Xin cảm ơn!
- Xử phạt công ty không giao kết hợp đồng lao động sau khi thử việc
- Giao kết hợp đồng lao động với người lao động 16 tuổi
- Có được uỷ quyền lại giao kết hợp đồng lao động?
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về vấn đề của bạn chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 3. Người giao kết hợp đồng lao động
1. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Người đại diện theo pháp luật quy định tại điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã;
b) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật;
c) Chủ hộ gia đình;
d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
Trường hợp người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này không trực tiếp giao kết hợp đồng lao động thì ủy quyền hợp pháp bằng văn bản cho người khác giao kết hợp đồng lao động theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định”.
Khoản 1 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 05/2015/NĐ-CP như sau:
“1. Sửa đổi Khoản 1 Điều 3 như sau:
“1. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Người đại diện theo pháp luật quy định tại điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã;
b) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật;
c) Người được các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân ủy quyền làm người đại diện theo quy định của pháp luật;
d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động;
e) Người được người đại diện theo pháp luật quy định tại Điểm a hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức quy định tại Điểm b Khoản này ủy quyền bằng văn bản về việc giao kết hợp đồng lao động.””
Tư vấn Hợp đồng lao động qua tổng đài 1900 6172
Như vậy, từ ngày 15/12/2018 khi Nghị định 148/2018/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 05/2015/NĐ-CP) có hiệu lực thì người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động được xác định như sau:
– Người đại diện theo pháp luật quy định tại điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc người được người này ủy quyền bằng văn bản;
– Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được người này ủy quyền bằng văn bản;
– Người được các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân ủy quyền làm người đại diện theo quy định của pháp luật. Trước đó, theo Nghị định 05/2015/NĐ-CP chỉ có chủ hộ gia đình mới được giao kết hợp đồng lao động và có thể ủy quyền cho người khác bằng văn bản.
– Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
Có thể ủy quyền giao kết hợp đồng lao động hay không?
Có bắt buộc phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.