19006172

Quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động theo pháp luật lao động

Quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động theo pháp luật lao động

Tôi muốn hỏi về quyền và nghĩa vụ của người lao động theo pháp luật lao động gồm những gì? Như tôi được biết thì họ có quyền đình công có đúng không ạ? Xin cảm ơn.



Quyền và nghĩa vụ của người lao độngTư vấn hợp đồng lao động:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Tổng đài tư vấn. Với trường của bạn về quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động theo pháp luật lao động; chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 5 Bộ Luật lao động 2012 về quyền và nghĩa vụ của người lao động như sau:

“Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người lao động

1. Người lao động có các quyền sau đây:

a) Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử;

b) Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

c) Thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại với người sử dụng lao động, thực hiện quy chế dân chủ và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

d) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;

đ) Đình công.

2. Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể;

b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động;

c) Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.”

Như vậy, quyền và nghĩa vụ của người lao động được quy định tại Điều 5 Bộ Luật lao động 2012. Cụ thể như sau:

Về các quyền của người lao động:

  • Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử;
  • Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
  • Thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại với người sử dụng lao động, thực hiện quy chế dân chủ và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động.

Quyền và nghĩa vụ của người lao động

Tổng đài tư vấn Hợp đồng lao động trực tuyến 24/7: 19006172

  • Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;
  • Đình công.

Về các nghĩa vụ của người lao động: 

  • Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể;
  • Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động;
  • Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.

Do đó, đình công là một trong các quyền của người lao động được ghi nhận tại điểm đ Khoản 1 Điều 5  Bộ Luật lao động 2012  nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

Trên đây là ý kiến của chúng tôi về vấn đề: Quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động theo pháp luật lao động. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:

Quyền, nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ

Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật

Trong quá trình giải quyết, nếu có thắc mắc về vấn đề: Quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động theo pháp luật lao động, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.

luatannam