Sa thải NLĐ tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng theo quy định mới
Xin chào tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi về vấn đề sửa đổi việc áp dụng hình thức sa thải khi NLĐ tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng được quy định cụ thể như thế nào? Được quy định tại văn bản pháp luật nào? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn.
- Có được sa thải NLĐ tự ý bỏ việc có lý do chính đáng không?
- Nghỉ không hưởng lương có phải tự ý bỏ việc ?
- Thủ tục sa thải người lao động tự ý bỏ việc
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp về sa thải NLĐ tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng theo quy định mới, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 13 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP như sau:
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động
13. Sửa đổi Khoản 1 Điều 31 như sau:
“1. Người sử dụng lao động áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải trong trường hợp người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng quy định tại Khoản 3 Điều 126 của Bộ luật lao động như sau:
a) 05 ngày làm việc cộng dồn trong khoảng thời gian tối đa 01 tháng (30 ngày), kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc;
b) 20 ngày làm việc cộng dồn trong khoảng thời gian tối đa 01 năm (365 ngày), kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc.”
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 148/2018/NĐ-CP như sau:
“Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 12 năm 2018.”
Như vậy
Theo Nghị định 148/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 12 năm 2018 thì người sử dụng lao động sẽ áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng trong trường hợp cụ thể như sau:
+) 05 ngày làm việc cộng dồn trong khoảng thời gian tối đa 01 tháng (30 ngày), kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc;
+) 20 ngày làm việc cộng dồn trong khoảng thời gian tối đa 01 năm (365 ngày), kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc.
Tổng đài tư vấn Hợp đồng lao động trực tuyến 24/7: 19006172
Kết luận:
NSDLĐ sẽ được áp dụng hình thức sa thải NLĐ tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng khi thuộc một trong các trường hợp theo quy định trên.
Trên đây là bài viết về vấn đề sa thải NLĐ tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng theo quy định mới. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Người lao động bị sa thải có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Quyền lợi của người lao động bị sa thải trái pháp luật
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Quy định về điều kiện để thành lập công ty cho thuê lại lao động
- Mức bồi thường của NLĐ khi chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn
- Có phải lập biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Cách giải quyết trong trường hợp công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội
- 45 ngày thông báo trước khi chấm dứt HĐLĐ có tính thứ 7 và chủ nhật?