Tăng mức lương tối thiểu vùng có bắt buộc đăng ký lại thang bảng lương
Chào Luật sư!
Công ty em ở Cầu Giấy đã hoạt động được hơn 2 năm và có đăng ký thang bảng lương đầy đủ. Tuy nhiên, đầu năm nay 2019 do mức lương tối thiểu vùng thay đổi dẫn đến một số chức danh và mức lương bị thấp hơn mức lương tối thiểu (công ty tôi để mức lương là số tiền cố định). Do đó, công ty đã làm quyết định tăng lương cho phù hợp với quy định mới đồng thời cũng điều chỉnh mức đóng BHXH. Vậy, công ty có phải làm thủ tục để đăng ký lại thang bảng lương với cơ quan nhà nước không?
- Doanh nghiệp dưới 10 NLĐ được miễn thủ tục gửi thang bảng lương
- Công ty xây dựng thang bảng lương có phải hỏi ý kiến công đoàn không?
- Cách xây dựng và thủ tục đăng ký thang bảng lương của doanh nghiệp
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn về: Tăng mức lương tối thiểu vùng có bắt buộc đăng ký lại thang bảng lương, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 93 Bộ Luật lao động 2012 như sau:
“Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động
1. Trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động do Chính phủ quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
1. Trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động do Chính phủ quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
2. Khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.”
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương như sau:
“Điều 7. Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương
5. Thang lương, bảng lương phải được định kỳ rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế về đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động và bảo đảm các quy định của pháp luật lao động.”
Tổng đài tư vấn Hợp đồng lao động trực tuyến 24/7: 19006172
Theo quy định trên, thang lương, bảng lương sau khi được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải được định kỳ ra soát để sửa đổi, bổ sung phù hợp với điều kiện thực tế về đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động và bảo đảm các quy định của pháp luật lao động.
Vậy nên, trong trường hợp này, công ty bạn xây dựng thang lương, bảng lương là mức lương cố định (không phải theo hệ số) mà khi Chính phủ thay đổi mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 157/2018/NĐ-CP dẫn đến mức lương của người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thì phải làm thủ tục đăng ký lại thang bảng lương.
Ngoài ra, bạn vui lòng tham khảo thêm các bài viết dưới đây:
Mẫu công văn đăng ký thay đổi thang bảng lương mới nhất
Thủ tục điều chỉnh thang bảng lương của công ty
Trong quá trình giải quyết về: Tăng mức lương tối thiểu vùng có bắt buộc đăng ký lại thang bảng lương. Nếu có vấn đề còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài Tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp
- Lao động nữ mang thai ở tuần 23 có được miễn làm thêm giờ không?
- NLĐ nghỉ hưởng chế độ thai lưu có bị trừ số ngày nghỉ hàng năm?
- Thời hạn NSDLĐ phải báo trước khi chấm dứt hợp đồng thời vụ
- Công nhân may có được xếp vào trường hợp đã qua đào tạo nghề
- Có được sử dụng lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 làm thêm giờ?