Chào bạn,cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ. Cụ thể :
– Cách xây dựng thang lương, bảng lương:
Mức lương thấp nhất (bậc 1) theo quy định tại Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP:
+ Lao động chưa qua đào tạo nghề: không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
+ Lao động đã qua đào tạo, học nghề: phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
+ Lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.
+ Hệ thống thang bảng lương; + Công văn đề nghị đăng ký thang bảng lương; + Quyết định ban hành hệ thống thang, bảng lương; + Biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương; + Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng chức danh; + Quy chế tiền lương, thưởng, phụ cấp.
– Thủ tục: “Gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động của doanh nghiệp” theo quyết định 1858/QĐ-BLĐTBXH:
+ Bước 1: Doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký thang lương, bảng lương trực tiếp đến phòng lao động thương binh và xã hội.
+ Bước 2: Phòng lao động thương binh và xã hội tiếp nhận thang, bảng lương đăng ký.