Trách nhiệm khi thực hiện nghề, công việc ảnh hưởng xấu tới sức khỏe sinh sản, nuôi con
Chào tổng đài tư vấn luật lao động! Công ty tôi có sử dụng người lao động trong một số nghề, công việc nằm trong danh mục nghề, công việc ảnh hưởng xấu tới sức khỏe sinh sản và nuôi con. Để thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, bên phía công ty và người lao động cần làm những gì? Mong tổng đài hướng dẫn giúp chúng tôi. Xin cảm ơn rất nhiều!
- Danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con
- Chuyển việc cho phụ nữ mang thai tiếp xúc với hóa chất
- Mức thưởng tết năm 2024 cho người lao động là bao nhiêu?
Dịch vụ tư vấn Luật Lao động trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc thực hiện danh mục nghề, công việc ảnh hưởng xấu tới sức khỏe sinh sản và nuôi con.
Căn cứ Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH:
“Điều 11. Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động trong việc thực hiện danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm:
a) Thực hiện công bố công khai để người lao động biết về những nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con đang có tại nơi làm việc (sau đây gọi tắt là nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con);
b) Cung cấp đầy đủ thông tin về tác hại cũng như các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại của các nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con để người lao động lựa chọn, quyết định làm việc; thực hiện khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc, khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp và bảo đảm điều kiện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật, khi sử dụng người lao động làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con.”
Theo quy định nêu trên, khi đơn vị của bạn có nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc ảnh hưởng xấu tới sức khỏe sinh sản và nuôi con, ngoài việc tuân thủ những quy định chung về an toàn, vệ sinh lao động như những nghề, công việc khác theo quy định của luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 thì đơn vị của bạn cần tuân thủ việc công bố, công khai những nghề, công việc ảnh hưởng xấu tới sức khỏe sinh sản và nuôi con cho người lao động được biết. Cùng với việc công bố công khai những nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc ảnh hưởng xấu tới sức khỏe sinh sản và nuôi con cho người lao động được biết, Công ty của bạn còn phải cung cấp đầy đủ thông tin về tác hại cũng như những biện pháp nhằm ngăn chặn, giảm thiểu những tác hại của nghề, công việc gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe sinh sản và nuôi con của người lao động trước khi người lao động thực hiện công việc có hại đó. Cuối cùng đơn vị của bạn cần tuân thủ việc khám sức khỏe cho người lao động trước khi thực hiện nghề, công việc, khám sức khỏe định kì và khám bệnh nghề nghiệp. Tất cả những biện pháp nêu trên của pháp luật lao động nhằm hạn chế tối thiểu nhất sự ảnh hưởng xấu tới sức khỏe sinh sản và nuôi con của người lao động
Thứ hai, trách nhiệm của người lao động trong việc thực hiện danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe sinh sản và nuôi con.
Căn cứ Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 10/2020/TT-TLĐTBXH:
“Điều 11. Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động trong việc thực hiện danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con
2. Người lao động có trách nhiệm:
a) Tìm hiểu kỹ về nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con để xem xét, quyết định việc giao kết, sửa đổi, bổ sung và thực hiện hợp đồng lao động theo quy định;
b) Tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động khi làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con theo hợp đồng lao động.”
Như quy định này của pháp luật thì người lao động có trách nhiệm tìm hiểu thật kĩ những tác hại tới sức khỏe trước khi giao kết và thực hiện nghề, công việc trong danh mục có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe sinh sản và nuôi con.
Trong quá trình làm nghề, thực hiện công việc, người lao động cần tuân thủ những biện pháp an toàn, vệ sinh lao động. Tất cả những quy định của pháp luật nêu trên được đặt ra nhằm tăng ý thức tự bảo vệ sức khỏe cho người lao động trong quá trình giao kết và thực hiện công việc có ảnh hưởng xấu.
Kết luận: pháp luật lao động quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động trong việc thực hiện danh mục nghề, công việc ảnh hưởng xấu tới sức khỏe sinh sản và nuôi con không những bảo vệ người lao động mà còn tạo sự thuận lợi trong quá trình sản xuất, kinh doanh cho người sử dụng lao động.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác có liên quan khác có liên quan như:
- Đã chấm dứt hợp đồng, bao lâu công ty phải trả tiền lương tháng cuối
- Thủ tục khởi kiện công ty không trả tiền lương cho người lao động
Nếu còn vấn đề gì vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương có được tính trợ cấp thôi việc?
- Công ty sa thải lao động đang mang thai có đúng không?
- Những nội dung phải có trong nội quy lao động từ năm 2021
- Sa thải người lao động có hành vi gây ảnh hưởng tới danh tiếng công ty
- Công ty có phải nhận lại người lao động khi rút đơn xin nghỉ việc?