Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân:
Tư vấn An Nam cho tôi hỏi: Tôi và công ty đang có tranh chấp về tiền lương làm thêm giờ. Tôi đã làm việc với nhân sự và Giám đốc nhưng không được. Giờ tôi muốn nộp đơn giải quyết tại Hòa giải viên lao động thì trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân được quy định thế nào?
- Tiền lương làm căn cứ tính tiền lương làm thêm giờ cho người lao động
- Người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
- Công ty tự ý cho nghỉ việc có phải bồi thường không?
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ Khoản 7 Điều 3 Bộ luật lao động năm 2012
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
7. Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.”
Như vậy, tranh chấp của bạn với người sử dụng lao động về tiền lương làm thêm giờ thuộc tranh chấp lao động cá nhân.
Căn cứ Khoản 1 Điều 202 Bộ luật lao động năm 2012 quy định thì thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 201 Bộ luật lao động 2012 quy định:
“Điều 201. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.
3. Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải.
Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.
Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải, hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành.
Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.
Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hoà giải viên lao động.
Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.
4. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều này mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.”
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172
Theo đó, khi xảy ra tranh chấp lao động cá nhân thì việc hòa giải theo thủ tục sau:
+ NLĐ gửi đơn yêu cầu hòa giải đến Hòa giải viên lao động
+ Hòa giải viên lao động triệu tập NLĐ và NSDLĐ để mở phiên họp hòa giải
+ Mở phiên họp hòa giải để hướng dẫn các bên thương lượng. Nếu thỏa thuận được thì lập biên bản hòa giải thành. Nếu hòa giải không thành thì lập biên bản hòa giải không thành.
+ Hòa giải viên lao động gửi biên bản cho các bên sau 1 ngày lập biên bản.
+ Trường hợp hoà giải không thành; hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành; hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều này; mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải; thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.
+ Thời gian tiến hành hòa giải: trong 5 ngày làm việc kể từ khi nhận đơn phải kết thúc việc hòa giải.
Tóm lại:
Để thực hiện việc hòa giải; trước hết bạn gửi đơn yêu cầu hòa giải đến hòa giải viên lao động để tiến hành hòa giải. Sau đó, thủ tục hòa giải được thực hiện như đã phân tích ở trên.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
Cách tính tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần
Khởi kiện ra Tòa khi doanh nghiệp không trả tiền lương
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Hòa giải tranh chấp lao động tập thể thông qua hòa giải viên
- Áp dụng xử lý kỷ luật sa thải người lao động như thế nào?
- Mức bồi thường của công ty khi người lao động bị tai nạn lao động
- Sửa đổi quá một lần thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động
- Chấm dứt hợp đồng với người đang mang thai trong thời gian thử việc