Trình tự xử lý kỷ luật tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm của NLĐ
Xin chào tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi về vấn đề tôi nghe nói có quy định mới về trình tự xử lý kỷ luật NLĐ tại thời điểm phát hiện ra hành vi vi phạm của NLĐ. Mong tổng đài tư vấn giúp tôi cụ thể theo quy định mới. Tôi xin cảm ơn.
- Công ty có được cắt lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động?
- Công ty tiến hành việc xử lý kỷ luật lao động có phải lập thành biên bản?
- Ủy quyền tham gia xử lý kỷ luật sa thải người lao động
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn về vấn đề trình tự xử lý kỷ luật tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm của NLĐ; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 12 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP như sau:
“12. Sửa đổi Điều 30 như sau:
“Điều 30. Trình tự xử lý kỷ luật lao động
Trình tự xử lý kỷ luật lao động tại Điều 123 của Bộ luật lao động được quy định như sau:
1. Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm, thông báo đến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật trong trường hợp người lao động là người dưới 18 tuổi để tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.
3. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên tham dự cuộc họp. Trường hợp một trong các thành viên đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.
4. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động.
5, Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được ban hành trong thời hạn của thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hoặc thời hạn kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo Điều 124 của Bộ luật lao động. Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được gửi đến người lao động, cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người dưới 18 tuổi và tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.”
Như vậy
Theo quy định trên thì khi phát hiện NLĐ có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, NSDLĐ có thể tiến hành lập biên bản vi phạm, thông báo đến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật trong trường hợp người lao động là người dưới 18 tuổi để tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.
Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được lập thành biên bản và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía NSDLĐ sẽ là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động. Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được ban hành trong thời hạn của thời hiệu xử lý kỷ luật lao động và được gửi đến người lao động, cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người dưới 18 tuổi và tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
Tổng đài tư vấn Hợp đồng lao động trực tuyến 24/7: 19006172
Kết luận:
Khi phát hiện NLĐ có hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì NSDLĐ có thể tiến hành lập biên bản vi phạm tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm theo quy định.
Trên đây là bài viết về vấn đề trình tự xử lý kỷ luật tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm của NLĐ. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Tái phạm trong thời gian xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương có bị sa thải?
Bị sa thải có phải bồi thường chi phí đào tạo không?
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Người lao động kết hôn được nghỉ việc hưởng nguyên lương
- Người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
- Chấm dứt hợp đồng lao động đối với NLĐ điều trị tai nạn lao động
- Thay đổi nội quy lao động vào năm 2023 có phải đăng ký lại?
- Tiền lương khi nghỉ việc riêng trùng với ngày nghỉ hàng tuần