Xử lý kỷ luật đối với giáo viên có hành vi gây gổ đánh nhau
Xử lý kỷ luật đối với giáo viên có hành vi gây gổ đánh nhau? Trường học của tôi có hai giáo viên vì xích mích cá nhân nên đã gây gổ đánh nhau trong khuôn viên của trường học. Tôi đã lập biên bản cho về sự việc này và đang chờ xử lý. Xin cho tôi hỏi tôi có thể xử lý kỷ luật đối với cả hai người đó không? Đồng thời trong hai người có một người là giáo việc hợp đồng còn một người là viên chức, tôi có thể xử lý theo luật viên chức đối với cả hai không?
- Công ty chỉ thông báo 01 lần trước khi tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động
- Có bắt buộc phải giao biên bản họp kỷ luật lao động cho NLĐ?
- Tạm đình chỉ công việc có phải hình thức kỷ luật lao động?
Tư vấn Hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về vấn đề xử lý kỷ luật đối với giáo viên có hành vi gây gổ đánh nhau; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định về Điều 6 Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT ban hành quy định về đạo đức nghề giáo:
“Điều 6. Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo
4. Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng nghiệp, người khác. Không làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác.”
Như vậy, việc hai giáo viên của trường bạn gây gổ đánh nhau trong khuân việc của nhà trường là hành vi vi phạm đạp đức của nghề giáo.
Mà theo thông tin bạn cung cấp: hai giáo việc đó có một người là giáo viên hợp đồng còn 1 người là viên chức. Do đó, giáo viên là viên chức sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của luật viên chức; còn đối với giáo viên hợp đồng sẽ bị xử lý theo quy định của luật lao động.
Về xử lý kỷ luật đối với viên chức
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 27/2012/NĐ- CP về xử lý đối với viên chức:
“Điều 9. Các hình thức kỷ luật
1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý nếu có hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Buộc thôi việc.”
Như vậy, việc xử lý kỷ luật đối với viên chức của trường bạn phải thuộc một trong các hình thức sau, căn cứ cụ thể bạn tham khảo tại Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13 Nghị định 27/2012/NĐ- CP.
Về xử lý kỷ luật đối với NLĐ
Căn cứ theo quy định tại Điều 118, Điều 125 và Điều 126 Bộ luật lao động 2012:
“Điều 118. Kỷ luật lao động
Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh trong nội quy lao động.
Điều 125. Hình thức xử lý kỷ luật lao động
1. Khiển trách.
2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.
3. Sa thải.
Tổng đài tư vấn Hợp đồng lao động trực tuyến 24/7: 19006172
Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;”
Như vậy, việc xử lý kỷ luật đối với giáo viên làm việc theo hợp đồng của trường bạn sẽ căn cứ vào nội quy lao động; nhưng mức cao nhất có thể xử lý là sa thải.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Xử lý kỷ luật đối với giáo viên có hành vi gây gổ đánh nhau.
Ngoài ra, bạn vui lòng tham khảo thêm các bài viết sau đây:
Điều kiện để NLĐ được giảm thời hạn chấp hành kỷ luật lao động
Công ty có được cắt lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động?
Trong quá trình giải quyết nếu có thắc mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Trong thời gian thông báo chấm dứt HĐLĐ có được nghỉ phép năm không?
- Cho NLĐ nghỉ việc vì dịch Covid-19 có được coi là lý do chính đáng?
- Nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi có được nghỉ 60 phút mỗi ngày
- NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng khi người thân bị ốm đau
- Công ty không ký hợp đồng sau thử việc với NLĐ có đúng không?