Xử phạt khi người lao động không mặc đồ bảo hộ đã được trang bị
Xin cho tôi hỏi về việc người lao động không mặc đồ bảo hộ đã được trang bị. Công ty tôi mới bị kiểm tra về vấn đề an toàn lao động đột xuất và bị phạt hiện có khoảng 10 công nhân làm việc nhưng không có đồ bảo hộ an toàn lao động. Tuy nhiên 10 công nhân này chúng tôi đã giao đồ bảo hộ cho họ và có cả chữ ký xác nhận khi lấy đồ nhưng công nhận họ không mặc. Và hiện nay chúng tôi bị lâp biên bản xử phạt với lỗi theo điểm a Khoản 4 Điều 17 Nghị định 95/2013/NĐ-CP thì cho chúng tôi hỏi như thế có đúng không? Mặc dù chúng tôi đã xuất trình các giấy tờ chứng minh đơn vị đã giao đồ bảo hồ cho người lao động.
- Không thông báo khi xảy ra tai nạn lao động chết người bị xử lý như thế nào?
- Xảy ra tai nạn lao động cần thông báo cho các cơ quan đoàn thể nào?
- Bị tai nạn lao động trong giờ giải lao có được hưởng chế độ TNLĐ
Tư vấn Hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về xử phạt khi người lao động không mặc đồ bảo hộ đã được trang bị; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 13 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP:
“Điều 17. Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi sau đây:
c) Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân được trang bị hoặc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân sai mục đích. “
Như vậy, NLĐ không mặc đồ bảo hộ lao động được trang bị thì NLĐ sẽ bị xử phạt chứ không phải là đơn vị xử dụng lao động.
Đồng thời căn cứ theo quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012:
“Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;”
Như vậy, khi bị xử phạt vi phạm hành chính thì người bị xử phạt có quyền chứng minh mình không vi phạm hành chính.
Đối với trường hợp của bạn: Công ty bạn có 10 công nhân không mặc đồ bảo hộ mặc dù công ty bạn đã phân phát cho họ và có chữ ký xác nhận của người lao động. Vậy trong trường hợp công ty bạn chứng minh được việc bên mình đã giao đủ đồ bảo hộ và NLĐ tự ý không mặc đồ bảo hệ thì công ty bạn sẽ không bị xử phạt hành chính theo điểm a Khoản 4 Điều 17 Nghị định 95/2013/NĐ-CP.
Tổng đài tư vấn Hợp đồng lao động qua tổng đài 1900 6172
Trong trường hợp công ty bạn có đầy đủ căn cứ chứng minh bên mình không có vi phạm nhưng vẫn bị xử phạt hành chính thì công ty bạn có thể khiếu nại tới Giám đốc Sở Lao động – Thương Binh và Xã Hội.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Xử phạt khi người lao động không mặc đồ bảo hộ đã được trang bị.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Xử phạt khi công ty không trang bị đồ bảo hộ lao động cho công nhân
Không thông báo khi xảy ra tai nạn lao động chết người bị xử lý như thế nào?
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề xảy ra tai nạn lao động; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp.
- Có cần công bố công khai thang bảng lương tại nơi làm việc không?
- NLĐ nghỉ hưởng chế độ thai lưu có bị trừ số ngày nghỉ hàng năm?
- Đối tượng người lao động nào sẽ được Nhà nước hỗ trợ do dịch Covid?
- Quy định về cách tính thời gian làm thêm giờ vào ban đêm
- Công ty có thể cho nghỉ việc vì lý do dư thừa không?