Người cung cấp tài liệu có được coi là tác giả không?
Tôi là nhà văn nghiệp dư thường viết những câu chuyện về cuộc sống. Trong khi viết tác phẩm: “Những khoảng lặng của cuộc đời”; tôi được rất nhiều bạn bè cung cấp các nguồn tài liệu khác nhau để làm nguồn sáng tác. Cho hỏi: những người cung cấp tài liệu cho tôi có được gọi là tác giả không? Và tác phẩm văn học của tôi có phải đăng ký bảo hộ không?
“1. Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học bao gồm:
a) Cá nhân Việt Nam có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả;
b) Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam;
c) Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam;
d) Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.
2. Tổ chức; cá nhân làm công việc hỗ trợ; góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả.”
Như vậy:
Theo quy định trên thì tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học nghệ thuật và khoa học. Những tổ chức, cá nhân làm công việc hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả. Do đó, như thông tin bạn cung cấp, bạn viết tác phẩm: “Những khoảng lặng của cuộc đời” là nhờ có sự cung cấp tài liệu của bạn bè nhưng người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm đó là bạn nên bạn mới chính là tác giả của tác phẩm còn những người bạn cung cấp tài liệu không được coi là tác giả.
“1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định; không phân biệt nội dung; chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố; đã đăng ký hay chưa đăng ký.”
Tóm lại, quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm đươc sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định thì được tự động bảo hộ quyền tác giả mà không cần làm thủ tục đăng ký quyền tác giả. Chính vì thế, tác phẩm của bạn đã được bảo hộ tự động mà không cần phải đăng ký quyền tác giả. Việc đăng ký quyền tác giả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ có ý nghĩa làm căn cứ chứng minh tại Tòa án khi xảy ra tranh chấp với cá nhân khác.