Cách tính lãi khi quá thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông
Xin chào tổng đài tư vấn. Cho tôi hỏi cách tính lãi khi quá thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông. Cho tôi hỏi tôi có em gái đi xe máy nhưng không đội mũ bảo hiểm nên bị bắt, có quyết định xử phạt và bị giữ giấy đăng kí xe gần 3 năm. Do bận không đi nộp phạt đúng thời hạn được bây giờ đi nộp thì có được không và cách tính mức nộp phạt như thế nào ạ? Và cách tính lãi chậm nộp phạt thế nào? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn.
- Chậm nộp phạt vi phạm giao thông bị xử lý như thế nào?
- Nộp phạt giao thông muộn hơn 1 năm có bị phạt thêm không?
- Nộp phạt vi phạm giao thông muộn thì mức nộp được tính thế nào?
Tư vấn giao thông đường bộ:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Với vấn đề cách tính lãi khi quá thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông của bạn; Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau
“Điều 73. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.
2. Người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt và thông báo kết quả thi hành xong quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, người bị xử phạt vi phạm hành chính sẽ phải nộp phạt trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận quyết định xử phạt. Trong trường hợp quyết định xử phạt có thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn của quyết định.
Bên cạnh đó, Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 cũng quy định về thủ tục nộp tiền phạt:
“1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
2. Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.
Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt.
3. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính bị phạt tiền phải nộp tiền phạt một lần, trừ trường hợp quy định tại Điều 79 của Luật này.
Mọi trường hợp thu tiền phạt, người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt.”
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Như vậy theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; em gái đi xe máy nhưng không đội mũ bảo hiểm nên bị bắt, có quyết định xử phạt và tạm giữ giấy đăng kí xe gần 3 năm. Do bận không đi nộp phạt được bây giờ mới đi nộp. Do đó, theo quy định trên thì cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì em gái bạn phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Kết luận:
Cách tính lãi khi quá thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông được áp dụng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trên đây là bài viết về vấn đề cách tính tiền nộp phạt thêm khi quá thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Trễ hẹn lên giải quyết vi phạm giao thông có bị tịch thu phương tiện không?
Không nộp phạt có được nhận lại bằng lái xe bị tạm giữ?
Mọi thắc mắc liên quan đến cách tính lãi khi quá thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp
- Cách tính thời gian nộp phạt chậm khi vi phạm giao thông như thế nào?
- Mức xử phạt khi không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông
- Khi chạy xe tuyến cố định thì có cần phải trao vé cho khách không
- Thời điểm bị tước Giấy phép lái xe được tính từ khi nào?
- Vi phạm trong thời gian bị tước GPLX có bị xử phạt thêm không?