CSGT có thể tạm giữ phương tiện khi người vi phạm không mang bằng lái xe?
Xin chào công ty Tư Vấn. Em muốn hỏi về trường hợp bị tạm giữ phương tiện khi người vi phạm không mang bằng lái xe ạ. Em đi xe không đội mũ bảo hiểm và quên bằng lái ở nhà. Nhưng em đã về lấy. Tất cả em bị phạt 400.000. Do không đủ tiền nộp nên em đã bị cảnh sát giao thông tạm giữ phương tiện. Em xin hỏi công ty như vậy có đúng không ạ? Mong công ty trả lời em sớm ạ.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi bị tạm giữ phương tiện khi người vi phạm không mang bằng lái xe, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, xử phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm
Với lỗi không mũ bảo hiểm: Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, theo đó:
“2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…i) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;”
Như vậy, bạn là người điều khiển xe mô tô không đội mũ bảo hiểm sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
Thứ hai, xử phạt lỗi không xuất trình được giấy phép lái xe
Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính giao thông đường bộ có quy định:
“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
…2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 5, Điểm c Khoản 7 Điều này.”
Vì bạn đã về lấy được GPLX nên trong trường hợp này, bạn được xác định vi phạm lỗi không mang theo giấy phép lái xe. Với lỗi này bạn sẽ bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
-->Bị tạm giữ xe mà không lập biên bản có trái luật?
Thứ ba, về tạm giữ phương tiện:
Đối chiếu với các trường hợp bị tạm giữ phương tiện được quy định tại Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì với 2 lỗi trên bạn sẽ không bị tạm giữ phương tiện. Do đó, bạn có thể khiếu nại đến người đứng đầu tại đơn vị nơi đồng chí CSGT đã xử phạt bạn công tác.
-->Quy định pháp luật về các trường hợp bị tạm giữ phương tiện
Tổng đài tư vấn online Luật Giao thông đường bộ: 19006172
Thứ tư, về trình tự khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ quy định tại Điều 7 Luật Khiếu nại năm 2011, cụ thể như sau:
“Điều 7. Trình tự khiếu nại
1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.”
Theo quy định trên, nếu bạn muốn khiếu nại về quyết định xử phạt của CSGT thì bạn có thể khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính hoặc thực hiện thủ tục khiếu nại.
Để khiếu nại Quyết định xử phạt giao thông thì trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính, bạn có đến Đội, phòng CSGT nơi đã lập biên bản để khiếu nại trực tiếp đến đồng chí CSGT đã lập biên bản mình. Trường hợp bạn không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì bạn có quyền khiếu nại trực tiếp đến Đội trưởng phòng CSGT nơi đã lập biên bản vi phạm hành chính để khiếu nại.
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định là không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý.Trường hợp bạn không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì bạn có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.
-->Trễ hẹn lên giải quyết vi phạm giao thông có bị tịch thu phương tiện không?
- Điều khiển xe ô tô dừng tại nơi có biển cấm dừng cấm đỗ để đón khách
- Người bị đái tháo đường có được nộp hồ sơ thi bằng lái xe hạng D không?
- Hồ sơ và thời hạn đăng kiểm theo quy định pháp luật hiện hành
- Trường hợp xe chở hàng siêu trường cần có xe hộ tống hỗ trợ dẫn đường
- Vị trí đặt và hướng hiệu lực của biển cấm dừng, đỗ xe