Nội dung câu hỏi:
Tôi có bằng lái xe hạng B2 hiện nay tôi muốn nâng hạng lên hạng D để điều khiển xe ô tô 16 chỗ của công ty. Cho tôi hỏi điều kiện nâng hạng Giấy phép lái xe B2 lên D quy định thế nào? Khi nâng hạng tôi cần chuẩn bị các giấy tờ gì? Có phải học lý thuyết không?
- Thủ tục nâng hạng bằng lái xe D lên E theo quy định của pháp luật
- Điều kiện độ tuổi và các loại xe được phép lái đối với bằng lái xe hạng D
Hỗ trợ tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Điều kiện nâng hạng Giấy phép lái xe B2 lên D
Căn cứ vào Điều 7 Văn bản hợp nhất 19/2022/VBHN-BGTVT thì người học lái xe cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
Điều kiện 1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
Điều kiện 2. Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.
+) Về độ tuổi: Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
+) Về sức khỏe: Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe – Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008
(Quy định chi tiết về sức khỏe của người thi GPLX tại Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT)
Điều kiện 3. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:
– Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.
Điều kiện 4. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.
Như vậy, để nâng hạng GPLX từ B2 lên D bạn cần đáp ứng các điều kiện nêu trên tính đến thời điểm dự thi GPLX.
Thủ tục – hồ sơ nâng hạng bằng lái xe B2 lên D
Bước 01: Hồ sơ học nâng hạng bằng B2 lên bằng D
Căn cứ Điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT thì hồ sơ nâng hạng bằng lái xe hạng B2 lên hạng D gồm những giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT;
– Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
– Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
– Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai trước pháp luật;
– Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E (xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch);
+) Nộp hồ sơ: Nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp cho trung tâm dạy lái xe;
+) Thời gian đào tạo nâng hạng bằng lái xe: Hạng B2 lên D: 336 giờ (lý thuyết: 56, thực hành lái xe: 280);) (Điều 14 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT)
+) Cấp chứng chỉ đào tạo nâng hạng: Người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe các hạng B2, C, D, E và giấy phép lái xe các hạng F phải được đào tạo tập trung tại cơ sở được phép đào tạo và phải được kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo. Trong thời hạn trên 01 (một) năm kể từ ngày cơ sở đào tạo kết thúc kiểm tra, xét công nhận tốt nghiệp khóa đào tạo, nếu không kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo thì phải đào tạo lại theo khóa học mới. (Điều 8 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT)
+) Chi phí học nâng hạng: Theo chi phí tại Trung tâm đào tạo lái xe
Bước 02: Thi sát hạch nâng hạng bằng B2 lên bằng D
– Bộ hồ sơ dự thi nâng hạng: do trung tâm đào tạo lái xe lập và nộp lên Sở giao thông vận tải. Bộ hồ sơ theo Khoản 2 Điều 19 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT gồm có:
+) Các giấy tờ như hồ sơ học nâng hạng;
+) Chứng chỉ đào tạo nâng hạng;
+) Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch nâng hạng.
– Chí phí sát hạch nâng hạng bằng lái xe:
BIỂU MỨC THU PHÍ SÁT HẠCH LÁI XE; LỆ PHÍ CẤP BẰNG, CHỨNG CHỈ ĐƯỢC HOẠT ĐỘNG TRÊN CÁC LOẠI PHƯƠNG TIỆN VÀ LỆ PHÍ ĐĂNG KÝ, CẤP BIỂN XE MÁY CHUYÊN DÙNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 37/2023/TT-BTC ngày 07 tháng 6 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
__________
Số TT |
Tên phí, lệ phí |
Đơn vị tính |
Mức thu (đồng) |
3 |
Phí sát hạch lái xe |
|
|
a |
Đối với thi sát hạch lái xe các hạng xe A1, A2, A3, A4: |
||
– Sát hạch lý thuyết – Sát hạch thực hành |
Lần Lần |
60.000 70.000 |
|
b |
Đối với thi sát hạch lái xe ô tô (hạng xe B1, B2, C, D, E, F): |
||
|
– Sát hạch lý thuyết – Sát hạch thực hành trong hình – Sát hạch thực hành trên đường giao thông – Sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông |
Lần Lần Lần Lần |
100.000 350.000 80.000 100.000 |
Ghi chú:
1. Mức thu phí sát hạch lái xe quy định tại Thông tư này được áp dụng thống nhất trên cả nước (không phân biệt cơ quan thuộc Trung ương quản lý hay cơ quan thuộc địa phương quản lý).
2. Người dự sát hạch để được cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ phần nào thì nộp phí sát hạch lái xe phần đó (tính theo lần sát hạch: sát hạch lần đầu, sát hạch lại).
Bước 03: Cấp bằng lái xe sau khi nâng hạng
Học viên đạt tất cả các nội dung thi sát hạch được công nhận trúng tuyển và cấp bằng lái xe theo hạng đã sát hạch.
– Lệ phí cấp bằng phép lái xe: 135.000 đồng/lần.
– Thời gian cấp bằng lái xe: Chậm nhất không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch.
Nâng hạng bằng lái xe B2 lên D có phải thi lý thuyết không?
Căn cứ theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 14 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT:
“Điều 14. Đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe
2. Các môn kiểm tra
a) Kiểm tra các môn học trong quá trình học;
b) Kiểm tra cấp chứng chỉ đào tạo đối với nâng hạng lên B1, B2, C, D, E khi kết thúc khóa học gồm: môn Pháp luật giao đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; môn Thực hành lái xe với các bài thi liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường;”
Như vậy, theo quy định nêu trên, khi kiểm tra cấp chứng chỉ đào tạo đối với nâng hạng bằng lái xe lên hạng D thì khi kết thúc khóa học bạn sẽ bắt buộc phải thi bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết.
Nếu còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn giao thông đường bộ trực tuyến 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
->Nếu có bằng lái xe hạng D thì lái được xe 30 chỗ không?
- Chỉnh sửa lỗi sai ngày sinh trên bằng lái xe và thủ tục cần thiết là gì?
- Mức phạt người điều khiển xe thành nhóm chạy quá tốc độ quy định
- Xe cơ giới bị từ chối đăng kiểm vì chậm nộp phạt
- Vi phạm giao thông bị tạm giữ xe thì ai có thể lấy xe?
- Mức phạt đối với xe máy bật đèn chiếu xa khi đi ngược chiều