Gia đình chồng ngăn cản không cho gặp con sau ly hôn
Xin cho hỏi về vấn đề: Gia đình chồng ngăn cản không cho gặp con. Em đã ly hôn và tòa giải quyết em nuôi 1 cháu nhỏ và cháu lớn ở với bố. Nhưng giờ gia đình chồng luôn tìm cách ngăn cản việc em gặp cháu lớn. Vậy anh chị cho em hỏi trong trường hợp này em có thể làm gì để được tòa giải quyết cho việc được nuôi cả hai cháu. Và khi các cháu mấy tuổi thì được quyền tự quyết định ở với bố hay với mẹ?
Bài viết liên quan:
- Giành lại quyền nuôi con sau ly hôn khi con lên 7 tuổi
- Làm sao để được quyền nuôi con khi ly hôn
- Thủ tục giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn
Tư vấn Hôn nhân và Gia đình:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn, trường hợp của bạn về gia đình chồng ngăn cản không cho gặp con Tổng đài tư vấn xin được trả lời như sau:
Thứ nhất, về việc chồng và gia đình chồng ngăn cản việc bạn thăm con.
Căn cứ Khoản 1 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.”
Theo quy định của pháp luật, khi có quyết định, bản án ly hôn của Tòa án chỉ có ý nghĩa chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng, còn nghĩa vụ nuôi con của vợ và chồng vẫn được pháp luật đảm bảo thực hiện.
Mặt khác, tại Khoản 2 Điều 83 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”
Trong trường hợp này, bạn có quyền thăm con mà không ai được phép cản trở nếu việc thăm nom của bạn không cản trở hoặc không gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Do đó, hành vi cản trở bạn gặp và thăm con của chồng và gia đình chồng là trái với quy định của pháp luật.
Để đảm bảo quyền lợi của mình, bạn có thể báo lên Công an địa phương nơi gia đình chồng bạn đang cư trú về việc cản trở việc thăm con của bạn.
Ngoài ra, bạn có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án. Trường hợp không tự nguyện thi hành, có thể bị cưỡng chế thi hành theo quy định của Luật Thi hành án dân sự. Nếu chồng bạn vẫn tiếp tục có hành vi trên thì bạn hãy gửi đơn đến Toà án yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con theo quy định tại Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Thứ hai, quyền lựa chọn ở với bố hoặc với mẹ của con.
Căn cứ Khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.”
Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172
Như vậy
Khi con từ đủ 7 tuổi trở lên thì vợ, chồng không được phép thỏa thuận về việc nuôi con mà phải xem xét nguyện vọng của con. Tuy nhiện, ngoài nguyện vọng của con thì bạn cần phải chứng minh với Tòa án khả năng của mình về việc có thể nuôi dưỡng và chăm sóc cả hai con như: tình hình sức khỏe, điều kiện về chỗ ở, việc làm, thu nhập hàng tháng, điều kiện chăm sóc, giáo dục con…Bên cạnh đó, bạn cũng cần chứng minh được rằng người chồng không nuôi dạy con tốt vì không quan tâm, chăm sóc con, không có thời gian giáo dục con hoặc có những hành vi bạo lực hoặc phẩm chất đạo đức không tốt, có các thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội…
Mọi vấn đề vướng mắc về vấn đề Gia đình chồng ngăn cản không cho gặp con, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.