19006172

Giải quyết tai nạn giao thông dẫn đến hành vi gây rối trật tự công cộng

Giải quyết tai nạn giao thông dẫn đến hành vi gây rối trật tự công cộng

Xin chào tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi về vấn đề Theo quy định mới nhất của Thông tư 63 sắp tới được áp dụng thì có nêu rõ việc cảnh sát giao thông giải quyết vụ tai nạn giao thông dẫn đến hành vi gây rối trật tự công cộng không? Cảnh sát giao thông có quyền huy động phương tiện của cá nhân để giải quyết những tình huống cấp bách đảm bảo trật tự an toàn xã hội không? Xin cảm ơn.



tai nạn giao thông dẫn đến hành vi gây rối

Hỗ trợ tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, giải quyết tai nạn giao thông dẫn đến hành vi gây rối trật tự công cộng

Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Thông tư 63/2020/TT-BCA có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 quy định như sau:

“Điều 29. Những vụ tai nạn giao thông dẫn đến hành vi gây rối trật tự công cộng

1. Trường hợp vụ tai nạn giao thông có thân nhân của người bị nạn hoặc những phần tử quá khích đòi yêu sách, hành hung người gây tai nạn, ngăn đường làm cản trở giao thông ở mức độ chưa nghiêm trọng thì chủ động giải thích, phân hoá đối tượng, giải tán đám đông không để xảy ra phức tạp.

2. Trường hợp xảy ra các hành vi gây rối nghiêm trọng thì phải báo cáo lãnh đạo đơn vị để đề nghị chính quyền và các lực lượng khác của địa phương tăng cường hỗ trợ; đồng thời bảo vệ hiện trường, phương tiện và người điều khiển phương tiện; bảo toàn lực lượng và tiếp tục nắm tình hình phục vụ cho công tác điều tra, xác minh, giải quyết.”

Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp xảy ra tai nạn giao thông dẫn đến hành vi gây rối trật tự công cộng thì nếu ở mức độ chưa nghiêm trọng cảnh sát giao thông sẽ phải chủ động giải thích, phân hoá đối tượng, giải tán đám đông không để xảy ra phức tạp. Còn trong trường hợp xảy ra các hành vi gây rối nghiêm trọng thì phải báo cáo lãnh đạo đơn vị để đề nghị chính quyền và các lực lượng khác của địa phương tăng cường hỗ trợ; đồng thời bảo vệ hiện trường, phương tiện và người điều khiển phương tiện; bảo toàn lực lượng và tiếp tục nắm tình hình phục vụ cho công tác điều tra, xác minh, giải quyết.

Thứ hai, cảnh sát giao thông có quyền huy động phương tiện của cá nhân?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Thông tư 65/2020/TT-BCA như sau:

“Điều 8. Quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát

3. Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn, ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, Cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đang điều khiển, sử dụng phương tiện đó. Việc huy động được thực hiện dưới hình thức yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản.”

Như vậy, theo quy định trên thì trong những tình huống phải bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, Cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát sẽ được huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đang điều khiển, sử dụng phương tiện đó.

Nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Thời hạn điều tra và giải quyết tai nạn giao thông theo quy định mới nhất

Doanh nghiệp bảo hiểm có được trích sao hồ sơ tai nạn giao thông?

luatannam