19006172

Giải quyết tai nạn khi có cháy, nổ phương tiện giao thông đường bộ

Giải quyết tai nạn khi có cháy, nổ phương tiện giao thông đường bộ

Xin chào anh chị tư vấn pháp luật giao thông, cho tôi hỏi khi có vụ tai nạn giao thông diễn ra cảnh sát giao thông đương nhiên sẽ được quyền tạm đình chỉ việc đi lại và phân tuyến giao thông đúng không? Cảnh sát giao thông có được quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân hỗ trợ trong việc giải quyết tai nạn và ùn tắc gia thông không? Trong trường hợp mà xảy ra tai nạn cháy nổ phương tiện thì giải quyết như thế nào? Trích dẫn giúp tôi quy định mới nhất về vấn đề này. Xin cảm ơn rất nhiều.



Giải quyết tai nạn khi có cháy

Tổng đài tư vấn trực tuyến Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, về việc tạm đình chỉ đi lại khi có tai nạn giao thông

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 5 Điều 8 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định như sau:

“Điều 8. Quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát

3. Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn, ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, Cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đang điều khiển, sử dụng phương tiện đó. Việc huy động được thực hiện dưới hình thức yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản.

5. Được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng, đỗ phương tiện giao thông khi có tình huống ách tắc giao thông, tai nạn giao thông hoặc khi có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.”

Như vậy, theo quy định trên thì trong trường hợp có tai nạn giao thông thì cảnh sát giao thông sẽ được quyền tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng. Ngoài ra, cảnh sát giao thông cũng được quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn hoặc ùn tắc giao thông theo quy định.

Thứ hai, giải quyết tai nạn khi có cháy, nổ phương tiện giao thông đường bộ

Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Thông tư 63/2020/TT-BCA có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.quy định như sau:

“Điều 27. Tai nạn cháy, nổ phương tiện giao thông đường bộ

Khi các phương tiện giao thông bị cháy, nổ thì Cảnh sát giao thông phải thông báo ngay cho Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nơi xảy ra tai nạn giao thông đến giải quyết; đồng thời tổ chức phân luồng giao thông, cấm người và phương tiện đi vào khu vực có cháy, nổ. Cảnh sát giao thông có trách nhiệm phối hợp và giữ gìn trật tự giao thông ở khu vực hiện trường vụ tai nạn.”

Như vậy, theo quy định trên thì từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trường hợp các phương tiện giao thông bị cháy, nổ thì Cảnh sát giao thông phải thông báo ngay cho Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nơi xảy ra tai nạn giao thông đến giải quyết; đồng thời tổ chức phân luồng giao thông, cấm người và phương tiện đi vào khu vực có cháy, nổ. Cảnh sát giao thông có trách nhiệm phối hợp và giữ gìn trật tự giao thông ở khu vực hiện trường vụ tai nạn.

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.

Thực hiện các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh COVID-19 trong hoạt động vận tải.

Thời hạn điều tra và giải quyết tai nạn giao thông theo quy định mới nhất

luatannam