Mức phạt xe ô tô chạy quá tốc độ trên đường cao tốc
Xin chào luật sư tư vấn. Tôi muốn hỏi về vấn đề: Mức phạt xe ô tô chạy quá tốc độ trên đường cao tốc. Tôi điều khiển ô tô chạy trên đường cao tốc pháp vân cầu Giẽ quá tốc độ 128/120km thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Có phải bị tạm giữ Giấy phép lái xe không? Và tôi nghe nói hiện nay được phép nộp phạt qua bưu điện, mong luật sư hướng dẫn tôi. Tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với trường hợp của bạn về vấn đề mức phạt xe ô tô chạy quá tốc độ trên đường cao tốc; Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, quy định về tốc độ tối đa khi tham gia giao thông trên đường cao tốc
Căn cứ Điều 9 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định như sau:
“Điều 9. Tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc
1. Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường; cao tốc không vượt quá 120 km/h.
2. Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe.”
Như vậy, tốc độ tối đa cho phép trên đường cao tốc là 120km/h. Do đó, trường hợp của bạn, bạn điều khiển ô tô chạy trên đường cao tốc Pháp Vân – cầu Giẽ quá tốc độ 134/120km; nghĩa là bạn chạy quá tốc độ 14km/h.
Thứ hai, về mức phạt khi điều khiển ô tô chạy quá tốc độ trên đường cao tốc
Căn cứ vào Điểm a Khoản 3 Điều 5 NĐ 100/2019/NĐ-CP quy định:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5 km/h đến 10 km/h.“
Như vậy, khi điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ 8km/h bạn sẽ bị xử phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
-->Các trường hợp bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe ô tô?
Dịch vụ tư vấn online về Giao thông đường bộ: 19006172
Thứ ba, về thủ tục nộp phạt qua đường bưu điện
Căn cứ mục 3 của Nghị quyết 10/NQ-CP quy định như sau:
“3. Về việc thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính về an toàn giao thông đường bộ của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam
Chính phủ thống nhất cho phép thực hiện dịch vụ thu; nộp hộ tiền phạt vi phạm hành chính và chuyển phát giấy tờ tạm giữ cho người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên phạm vi toàn quốc qua hệ thống bưu điện.”
Như vậy, kể từ ngày Nghị quyết 10/NQ-CP có hiệu lực thi hành là ngày 04/02/2016 thì người vi phạm luật giao thông đường bộ sẽ được phép nộp tiền phạt và nhận các giấy tờ qua đường bưu điện thay vì phải đến trực tiếp Kho bạc Nhà nước nộp phạt rồi đem biên lai nộp tiền đến trụ sở cảnh sát giao thông nhận lại giấy tờ xe.
Theo tinh thần của nghị quyết 10 thì để nộp phạt qua đường bưu điện; bạn phải thực hiện theo quy trình sau:
+) Khi vi phạm luật giao thông và bị lập biên bản; tạm giữ giấy tờ, người vi phạm có thể đăng ký hình thức nộp phạt qua bưu điện ở mặt sau biên bản.
+) Đến thời hạn nộp phạt; bạn qua bưu điện gần nhất để đăng ký và gửi tiền phạt cũng như phí dịch vụ.
+) Bưu điện sẽ phụ trách việc đóng tiền phạt cũng như lấy lại giấy tờ từ cơ quan công an; chuyển đến tận nhà cho người vi phạm.
Thời gian nhận lại giấy tờ tùy thuộc địa điểm vi phạm của người đó. Người vi phạm giao thông tại các trung tâm tỉnh; thành phố sẽ nhận lại tất cả giấy tờ trong vòng tối đa 02 ngày; đối với các huyện xa và tỉnh thành khác là 3 ngày.
Nếu còn vướng mắc về mức phạt xe ô tô chạy quá tốc độ trên đường cao tốc; Bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
-->Điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ bị xử phạt như thế nào?
- Gắn đèn trợ sáng khi tham gia giao thông có bị xử phạt không?
- Xe chở nhân viên đi làm cần đảm bảo những trang bị gì?
- Năm 2023 chở bao nhiêu người trên thùng xe tải thì mới bị phạt
- Xử phạt với hành vi đỗ xe nơi có đặt biển báo cấm đỗ xe
- Chở người trong thùng của xe ô tô chở hàng sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?