Quy trình bảo đảm an toàn giao thông phải có nội dung gì?
Cho em hỏi về vấn đề như sau: Có quy định nào bắt buộc các đơn vị kinh doanh vận tải phải xây dựng và thực hiện quy trình bảo đảm an toàn giao thông không ạ? Quy trình này phải đảm bảo những nội dung nào? Vì đơn vị tôi từ trước đến nay chưa tìm hiểu về vấn đề này bao giờ cả, xin cảm ơn rất nhiều.
- Đơn vị kinh doanh vận tải có cần xây dựng quy trình bảo đảm an toàn giao thông?
- Yêu cầu khi đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng hợp đồng vận chuyển điện tử
Hỗ trợ tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, đơn vị kinh doanh vận tải có phải xây dựng quy trình bảo đảm an toàn giao thông?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 11. Quy định về công tác bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
1. Đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe khách, bến xe hàng phải xây dựng và thực hiện quy trình bảo đảm an toàn giao thông.”
Như vậy, theo quy định trên thì đơn vị kinh doanh vận tải sẽ phải xây dựng và thực hiện quy trình bảo đảm an toàn giao thông.
Thứ hai, quy trình bảo đảm an toàn giao thông phải có nội dung gì?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 11. Quy định về công tác bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
2. Quy trình bảo đảm an toàn giao thông phải thể hiện rõ các nội dung sau:
a) Áp dụng đối với đơn vị kinh doanh vận tải: theo dõi, giám sát hoạt động của lái xe và phương tiện trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh vận tải; thực hiện kiểm tra điều kiện an toàn giao thông của xe ô tô và lái xe ô tô trước khi thực hiện hành trình (đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi thực hiện kiểm tra theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị); chấp hành quy định về thời gian lái xe liên tục, thời gian làm việc trong ngày của lái xe; chế độ bảo dưỡng sửa chữa đối với xe ô tô kinh doanh vận tải; chế độ kiểm tra, giám sát hoạt động của xe ô tô và người lái xe trên hành trình; có phương án kiểm soát để bảo đảm không còn hành khách ở trên xe khi đã kết thúc hành trình (áp dụng đối với xe kinh doanh vận tải hành khách); tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho lái xe; có phương án xử lý khi xảy ra tai nạn giao thông trong quá trình kinh doanh vận tải; chế độ báo cáo về an toàn giao thông đối với lái xe, người điều hành vận tải;
b) Áp dụng đối với đơn vị kinh doanh bến xe khách, bến xe hàng: Kiểm tra điều kiện an toàn giao thông của xe ô tô, lái xe ô tô, hàng hóa và hành lý của hành khách trước khi xuất bến; chế độ kiểm tra, giám sát hoạt động của xe ô tô và người lái xe trong khu vực bến xe; chế độ báo cáo về an toàn giao thông.”
Như vậy, theo quy định trên thì nội dung của quy trình bảo đảm an toàn giao thông bao gồm:
+) Đối với đơn vị kinh doanh vận tải: theo dõi, giám sát hoạt động của lái xe và phương tiện; thực hiện kiểm tra điều kiện an toàn giao thông của xe ô tô và lái xe ô tô trước khi thực hiện hành trình (đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi thực hiện kiểm tra theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị); chấp hành quy định về thời gian lái xe liên tục, thời gian làm việc trong ngày của lái xe; chế độ bảo dưỡng sửa chữa đối với xe ô tô kinh doanh vận tải; chế độ kiểm tra, giám sát hoạt động của xe ô tô và người lái xe trên hành trình; có phương án kiểm soát để bảo đảm không còn hành khách ở trên xe khi đã kết thúc hành trình (áp dụng đối với xe kinh doanh vận tải hành khách); tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho lái xe; có phương án xử lý khi xảy ra tai nạn giao thông trong quá trình kinh doanh vận tải; chế độ báo cáo về an toàn giao thông đối với lái xe, người điều hành vận tải;
+) Đơn vị kinh doanh bến xe khách, bến xe hàng: Kiểm tra điều kiện an toàn giao thông của xe ô tô, lái xe ô tô, hàng hóa và hành lý của hành khách trước khi xuất bến; chế độ kiểm tra, giám sát hoạt động của xe ô tô và người lái xe trong khu vực bến xe; chế độ báo cáo về an toàn giao thông.
Mọi thắc mắc bạn vui lòng liên hệ đến Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172 để được tư vấn.
Đơn vị kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp nào phải gắn phù hiệu?
Lái xe của đơn vị kinh doanh vận tải phải cài ứng dụng Bluezone không?
- Mức phạt ô tô không nhường đường cho xe đi ngược chiều tại nơi đường hẹp
- Điều khiển xe tải thùng hở có mui chở hàng quá chiều cao 10 cm có xử phạt không?
- Xử phạt đối với chủ phương tiện giao xe cho người chưa có giấy phép lái xe
- Công ty hay hợp tác xã bị xử phạt khi phù hiệu xe khách hết hạn?
- Nộp phạt giao thông trực tuyến trong thời gian dịch Covid 19