19006172

Quyền nuôi con khi không có đăng ký kết hôn

Chủ đề: Cháu muốn li hôn nhưng không có đăng kí kết hôn. Hiện tại cháu đã bỏ về nhà mẹ đẻ được hơn 2 tháng con cháu sắp được 1 tuổi nhưng nhà nội không cho đem con về. Vì cháu và chồng bằng tuổi nhau mới 17 tuổi thôi ạ nhưng do tình cảm nên đã sống chung và có 1 đứa con chung nên mẹ chồng cháu đã đút lót để thêm tên cháu và con vào sổ hộ khẩu của gia đình, làm giấy khai sinh cho con nhưng không có đăng kí kết hôn. Cả 2 vợ chồng chưa có công ăn việc làm ổn định nên chủ yếu bố mẹ 2 bên nuôi. Trong lúc sống chung chồng cháu thường xuyên đi ra ngoài chơi điện tử và chơi ở nhà. Nhiều lần tát cháu lúc còn bụng mang dạ chửa. Đến khi cháu đẻ xong được 1 tháng bị đánh 1 lần lí do vì con khóc không dỗ được bố mẹ chồng đều đi vắng cháu phải đi ghi sổ đám cỗ chừng 15 phút do mới mổ xong.



Tư vấn Hôn nhân gia đình:Quyền nuôi con

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấnTrường hợp của bạn, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:

Thứ nhất, về việc ly hôn mà chưa đăng ký kết hôn

Giấy chứng nhận kết hôn là văn bản pháp lý xác định mối quan hệ hôn nhân hợp pháp của nam và nữ theo quy định của pháp luật. Mặt khác, giấy chứng nhận kết hôn là giấy tờ bắt buộc phải có khi giải quyết ly hôn. Vì vậy, ly hôn khi chưa đăng ký kết hôn được giải quyết như sau:

 Căn cứ Khoản 2 Điều 53 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về thụ lý đơn ly hôn:

“Điều 53. Thụ lý đơn yêu cầu ly hôn

2. Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này”.

Theo đó, bạn vẫn có quyền nộp đơn ra Tòa yêu cầu ly hôn. Tòa án sẽ thụ lý đơn của bạn và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Vấn đề con và tài sản sẽ được giải quyết theo Điều 15, Điều 16 Luật hôn nhân và gia đình 2014.

Thứ hai, về việc nuôi con.

Về mặt pháp lý, hai bạn không được pháp luật công nhận là vợ, chồng nhưng quyền nuôi con chung vẫn được giải quyết theo Khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể:

Quyền nuôi con

Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172

“3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.

Như vậy, dù mẹ chồng không đồng ý cho bạn mang con theo nhưng khi ra Tòa, về nguyên tắc con dưới 36 tháng tuổi sẽ ưu tiên cho người mẹ nuôi dưỡng. Tuy nhiên, để giành được quyền nuôi con, bạn cần chứng minh bạn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con (điều kiện về kinh tế, về phẩm chất đạo đức) hoặc cần có thỏa thuận của 2 bạn dành quyền nuôi con cho bạn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Làm sao để được quyền nuôi con khi ly hôn

Nếu trong quá trình giải quyết việc ly hôn, nếu có vấn đề gì vướng mắc về chia tài sản sau khi ly hôn quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được hỗ trợ tư vấn.

luatannam