19006172

Rút hồ sơ gốc những không được cấp biển số tạm thời phải làm sao

Nội dung câu hỏi:

Tôi chuyển nhượng xe máy ở tỉnh khác nên phải đi làm thủ tục để rút hồ sơ gốc, sau khi rút xong thì phía công an không cấp cho biển số tạm thời để di chuyển. Cho hỏi: Khi Rút hồ sơ gốc những không được cấp biển số tạm thời phải làm sao? Xin cảm ơn.



Rút hồ sơ gốc những không được cấp biển số tạm thời

Tư vấn giao thông đường bộ:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn về: Rút hồ sơ gốc những không được cấp biển số tạm thời phải làm sao; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Các trường hợp được đăng ký xe tạm thời;

Căn cứ Điều 19 Thông tư 24/2023/TT-BGTVT quy định về 06 trường hợp đăng ký xe tạm thời như sau:

1. Xe xuất khẩu, nhập khẩu hoặc sản xuất lắp ráp, lưu hành từ nhà máy đến kho cảng hoặc từ kho cảng, nhà máy, đại lý bán xe đến nơi đăng ký xe hoặc về các đại lý, kho lưu trữ khác.

2. Xe ô tô làm thủ tục thu hồi để tái xuất về nước hoặc chuyển quyền sở hữu.

3. Xe ô tô hoạt động trong phạm vi hạn chế (xe không tham gia giao thông đường bộ).

4. Xe đăng ký ở nước ngoài được cơ quan thẩm quyền cho phép, kể cả xe ô tô có tay lái bên phải (tay lái nghịch) vào Việt Nam quá cảnh, tạm nhập, tái xuất có thời hạn để tham gia dự hội nghị, hội chợ, triển lãm, thể dục, thể thao, du lịch; trừ trường hợp xe không phải cấp biển số tạm thời theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

5. Xe tạm nhập, tái xuất hoặc xe sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam chạy thử nghiệm trên đường giao thông công cộng.

6. Xe phục vụ hội nghị do Đảng, Nhà nước tổ chức.

Như vậy, trong 06 trường hợp nêu trên thì không có trường hợp nào được cấp Đăng ký tạm, biển số tạm cho xe máy sau khi rút hồ sơ gốc. Do đó, bạn đi rút hồ sơ gốc để chuyển tỉnh khác mà không được cấp biển số tạm thời để di chuyển là không vi phạm luật.

Cách di chuyển xe khi không được cấp biển số tạm thời;

Rõ ràng, khi rút hồ sơ gốc và thu hồi biển số xe, đăng ký xe thì chủ phương tiện sẽ không thể di chuyển xe bởi nếu bị công an bắt sẽ bị phạt vi phạm hành chính. Do đó, để di chuyển được chỉ có cách là thuê xe ô tô để chở xe máy đến nơi bạn có nhu cầu hoặc gửi xe khách đường dài.

Mức xử phạt khi điều khiển xe không gắn biển số;

Căn cứ vào Điểm c Khoản 2 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông

2. Phạt tiền từ 900.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với biển số đăng ký ghi trong Giấy đăng ký xe; biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp.”

Như vậy, khi điều khiển xe máy mà không gắn biển số thì sẽ bị xử phạt 800.000 đồng – 1.000.000 đồng và mức trung bình sẽ bị phạt là 900.000 đồng.

Mức xử phạt khi điều khiển xe không có đăng ký xe;

Căn cứ điểm a Khoản 2 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông

2. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng;”

Như vậy, đối với lỗi điều khiển xe máy mà không có đăng ký xe sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng – 1.000.000 đồng, mức trung bình sẽ là 900.000 đồng;

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:

Mọi thắc mắc liên quan, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

luatannam