Nội dung câu hỏi:
Tôi mới mua xe tải 6 tấn để vận chuyển hàng hóa của gia đình. Khi đi đăng ký kinh doanh vận tải thì bên Sở giao thông không cho đăng ký bảo không cần. Nhưng khi tôi đi xe thì bị công an bắt và giữ xe của tôi. Vì lý do không có phù hiệu xe tải. Vậy trường hợp này ai đúng, xe vận tải gia đình có phải gắn phù hiệu và thiết bị giám sát hành trình không?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Đối với câu hỏi xe vận tải gia đình có phải gắn phù hiệu xe không; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thế nào là Xe kinh doanh vận tải
Căn cứ tại KHoản 2 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP thì Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bao gồm hình thức kinh doanh vận tải hành khách và kinh doanh vận tải hàng hóa.
(1) Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô bao gồm:
– Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có xác định bến đi, bến đến với lịch trình, hành trình nhất định;
– Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành với cự ly, phạm vi hoạt động nhất định;
– Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có lịch trình và hành trình theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền;
– Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định được thực hiện theo hợp đồng vận tải;
– Kinh doanh vận tải khách du lịch theo tuyến, chương trình và địa điểm du lịch.
(2) Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô bao gồm:
– Kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường;
– Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải;
– Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng;
– Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm.
Xe vận tải gia đình có phải gắn phù hiệu không
Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 36 Nghị định 10/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều 36. Hiệu lực thi hành
5. Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu đã được cấp cho đơn vị và xe ô tô vận tải hàng hóa thuộc đối tượng kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp theo quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô không còn giá trị sử dụng; các đơn vị và phương tiện nêu trên không thuộc đối tượng phải cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.”
Dẫn chiếu đến quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định 86/2014/NĐ-CP như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
3. Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó.”
Như vậy, theo quy định của Nghị định 86/2014/NĐ-CP thì nhà bạn dùng xe tải 6 tấn chở hàng hóa của gia đình nên được xác định là đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa không thu tiền trực tiếp. Theo đó, đối chiếu với quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01 tháng 04 năm 2020 thì xe ô tải nhà bạn sẽ không thuộc đối tượng phải cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và sẽ không phải gắn phù hiệu cho xe tải chở hàng.
-->Xe không kinh doanh vận tải có phải gắn phù hiệu xe
Tổng đài tư vấn online về Giao thông đường bộ: 19006172
Quy định về việc gắn thiết bị giám sát hành trình
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đơn vị kinh doanh vận tải bao gồm: Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
2. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.”
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 10/2020/ NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 12. Quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe
1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa và xe trung chuyển phải lắp thiết bị giám sát hành trình.”
Như vậy, theo quy định này thì hiện nay việc lắp thiết bị giám sát hành trình chỉ áp dụng đối với các đơn vị có đăng ký hoạt động kinh doanh vận tải và có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Do đó, đối với xe tải chở hàng hóa của gia đình bạn chỉ dùng vào việc chở hàng của gia đình đến các đại lý, cửa hàng và không thuộc đối tượng kinh doanh vận tải thì xe của gia đình bạn không phải lắp thiết bị giám sát hành trình.
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về Xe vận tải gia đình có phải gắn phù hiệu bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn.
-->Hồ sơ cấp phù hiệu cho đơn vị kinh doanh vận tải
- Tự ý cải tạo xe nội bộ của công ty thành xe chở khách có bị xử phạt?
- Mức xử phạt khi thay thế phụ tùng xe để đăng kiểm
- Mức phạt đối với lỗi điều khiển xe ô tô gắn phù hiệu hết hạn
- Xe tải 4 tấn giao hàng hóa cho đại lý có cần gắn phù hiệu không?
- Mức phạt lỗi điều khiển xe máy đi sai làn đường theo quy định