Xử phạt vi phạm tốc độ có được nộp phạt hộ không?
Xử phạt vi phạm tốc độ có được nộp phạt hộ không? Tổng đài cho em hỏi: em chạy xe máy vi phạm tốc độ 83/60 thì bị phạt bao nhiêu ạ? Nếu em nhờ em trai lên nộp phạt hộ có được không và cần mang theo giấy tờ gì không ạ?
- Uỷ quyền nộp phạt vi phạm giao thông
- Có được ủy quyền nộp phạt qua đường bưu điện hay không?
- Có thể ủy quyền cho người khác nộp phạt giao thông hay không?
Tư vấn luật giao thông:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyên gia tư vấn. Với câu hỏi của bạn về xử phạt vi phạm tốc độ có được nộp phạt hộ không; Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, mức phạt đối với lỗi chạy xe quá tốc độ
Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;…”
Như vậy, theo quy định nêu trên, trường hợp bạn bị lập biên bản lỗi điều khiển xe máy chạy quá tốc độ 23 km/h thì sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài ra, bạn còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Thứ hai, nhờ người khác đi nộp phạt hộ
Căn cứ Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 về đại diện theo ủy quyền
“Điều 138. Đại diện theo ủy quyền
1. Cá nhân, pháp nhân có thể uỷ quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện”.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Như vậy, theo quy định của pháp luật, cá nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Do đó, nếu em trai bạn đã đủ 15 tuổi thì bạn có thể ủy quyền cho em trai nộp phạt vi phạm giao thông cho mình.
Trên đây là bài viết về vấn đề xử phạt vi phạm tốc độ có được nộp phạt hộ không? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Quá hạn nộp phạt vi phạm giao thông có bị phạt thêm không?
Trễ hẹn lên giải quyết vi phạm giao thông có bị tịch thu phương tiện không?
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề xử lý vi phạm khi tham gia giao thông, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Tặng cho xe máy cùng tỉnh thì lệ phí cấp đăng ký xe là bao nhiêu?
- Có bằng lái xe hạng FC thì được lái xe chở người trên 35 chỗ không?
- Chủ xe có bị phạt khi giao xe cho người không có bằng điều khiển?
- Mức phạt người điều khiển ô tô tải sử dụng ma tuý năm 2023
- Thủ tục cấp lại bằng lái xe A2 theo quy định pháp luật hiện hành