Chấm dứt hợp đồng khi thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động
Xin chào tổng đài tư vấn. Tôi làm việc tại công ty xuất nhập khẩu giày da được 2 năm nhưng do công ty gần đây không có đơn đặt hàng nên giám đốc quyết định tổ chức lại lao động cắt giảm công nhân nhưng có thông báo trước 30 ngày. Trong khi hợp đồng lao động vẫn chưa hết hạn thì công ty có vi phạm hợp đồng lao động không? Mong tổng đài tư vấn giúp, tôi xin cảm ơn.
- Doanh nghiệp không giao kết hợp đồng có bị xử phạt không?
- Người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
- Cách tính trợ cấp thôi việc cho người lao động
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Với trường hợp của bạn; Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 10 Điều 36 Bộ luật lao động 2012 như sau:
“Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.”
Bên cạnh đó căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Bộ luật lao động thì:
“Điều 44. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế
1. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.
Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.”
Các trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ được quy định cụ thể tại Điều 13 Nghị định 05/2015/NĐ-CP:
“1. Thay đổi cơ cấu, công nghệ tại Khoản 1 Điều 44 của Bộ luật Lao động gồm các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;
b) Thay đổi sản phẩm, cơ cấu sản phẩm;
c) Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.”
Như vậy theo quy định trên thì thay đổi cơ cấu công nghệ là một trong những trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động.
Theo thông tin bạn cung cấp thì; Bạn làm việc tại công ty xuất nhập khẩu giày da được 2 năm nhưng do công ty gần đây không có đơn đặt hàng nên giám đốc quyết định tổ chức lại lao động cắt giảm công nhân có thông báo trước 30 ngày.
Dẫn chiếu theo quy định trên thì công ty bạn thuộc trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động. Vì vậy công ty chấm dứt hợp đồng với bạn mặc dù chưa hết thời hạn hợp đồng là có căn cứ theo quy định. Nếu công ty thực hiện đầy đủ các thủ tục về xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động thì việc chấm dứt này là đúng pháp luật.
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận:
Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động là một trong những căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trên đây là bài viết về vấn đề chấm dứt hợp đồng khi thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Hợp đồng lao động dưới 03 tháng có phải đóng BHXH bắt buộc?
Điều kiện về hợp đồng lao động khi tham gia BHXH?
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Đăng ký thỏa ước lao động tập thể theo quy định năm 2020
- Nghỉ việc do dịch Covid, doanh nghiệp không trả lương đúng không?
- Hợp đồng có điều khoản cấm NLĐ tụ tập, thành lập tổ chức xã hội có trái pháp luật?
- Nội dung mà NSDLĐ phải công khai tại nơi làm việc năm 2023
- Nghỉ lễ tết thì người lao động có được hưởng lương không?