Có thể ký lại hợp đồng lao động khi công ty đang thực hiện việc sát nhập
Năm 1996 tôi ký hợp đồng lao động với công ty UIMISAN. Hợp đồng 3 năm,hết hạn hợp đồng thì tôi không làm việc nữa.Đến tháng 1/2000 tôi tiếp tục làm việc ở công ty nhưng chưa có giao kết hợp đồng thì đến Tháng 4/2000 công ty tôi sáp nhập với công ty SANSU. Khi công ty UIMISAN bị sáp nhập như vậy thì giám đốc công ty SANSU có ký lại hợp đồng lao động cho tôi từ tháng 1/2000 đến nay được ko? Căn cứ vào văn bản nào ạ?
Bài viết liên quan:
- Có được cắt giảm các khoản phụ cấp của người lao động?
- Thời gian thử việc tối đa là bao nhiêu lâu?
- Xử phạt khi người sử dụng lao động không ký kết hợp đồng lao động
Tư vấn hợp đồng lao động:
Chào bạn,cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
-Thứ nhất: theo quy định tại Điều 16 Bộ luật lao động 2012:
“1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.”
Như vậy với hợp đồng lao động có thời hạn trên 3 tháng thì bắt buộc phải kí hợp đồng lao động bằng văn bản. Bạn làm việc từ tháng 1 năm 2000 đến tháng 4 năm 2000 thì bắt buộc công ty phải kí hợp đồng lao động với bạn.
Theo Điều 195 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về Sát nhập doanh nghiệp như sau:
“1. Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.”
Như vậy khi thực hiện việc sát nhập doanh nghiệp toàn bộ nghĩa vụ hợp pháp của công ty UIMISAN sẽ được chuyển toàn bộ sang cho công ty SANSU. Đồng nghĩa với việc nghĩa vụ kí hợp đồng lao động sẽ được chuyển sang công ty SANSU. Vậy hợp đồng lao động mới của bạn sẽ được kí kết bởi giám đốc công ty SANSU.
Tuy nhiên việc công ty kí lại hợp đồng lao động cho bạn từ tháng 1/2000 là không đúng quy định. Theo Điều 25 Bộ luật lao động 2012 quy định như sau:
“Hiệu lực của hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày các bên giao kết trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”
Như vậy ngày có hiệu lực của hợp đồng lao động là từ ngày các bên kí kết hợp đồng lao động. Việc công ty kí lại hợp đồng lao động cho bạn từ tháng 1/2000 là không đúng quy định pháp luật
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172
Ngoài ra nếu bạn làm việc đã được hơn 3 tháng mà vẫn không được kí hợp đồng lao động thì công ty sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động theo Nghị định 88/2015/NĐ-CP quy định như sau:
“Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động; giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp thuê người lao động làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước không theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động“.
Như vậy căn cứ vào số lượng người lao động không được giao kết hợp đồng, công ty của bạn sẽ phải chịu xử phạt theo mức tương ứng. Nếu công ty không chịu giao kết hợp đồng với bạn, bạn có thể khiếu nại lên Công đoàn cấp cơ sở hoặc Phòng lao động thương binh và xã hội cấp quận/huyện nơi công ty đặt trụ sở.
Bạn vui lòng tham khảo thêm bài viết: Doanh nghiệp không giao kết hợp đồng có bị xử phạt không?
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Mức hưởng trợ cấp mất việc làm được tính như thế nào?
- Nghĩa vụ báo trước khi chấm dứt hợp đồng với người đủ tuổi nghỉ hưu
- Hỗ trợ dịch Covid cho đối tượng vừa là NLĐ tự do vừa thuộc hộ cận nghèo
- NLĐ không quay lại làm việc sau thời gian tạm hoãn có được chấm dứt HĐLĐ?
- Có được sử dụng người dưới 13 tuổi làm việc không?