Xin chào Công ty Tư vấn An Nam, mình có thắc mắc về đóng phí công đoàn như sau: Công ty vui lòng gửi giúp mình hồ sơ tham gia Công đoàn và kinh phí Công đoàn. Bên mình chưa tham gia đóng Kinh phí Công đoàn. Liệu Doanh nghiệp có bắt buộc phải tham gia đóng kinh phí công đoàn không? Nếu không, gửi giúp mình chế tài xử phạt. Xin chân thành cảm ơn!
- Có phải nộp kinh phí công đoàn không?
- Người lao động có phải đóng phí công đoàn hay không?
- Công ty không nộp phí công đoàn có bị phạt không?
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP về đối tượng đóng kinh phí công đoàn:
” Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:
1. Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
…..
7. Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.”
Theo đó, doanh nghiệp dù có công đoàn hay không đều bắt buộc phải đóng kinh phí công đoàn mà không phụ thuộc doanh nghiệp đó đã có tổ chức công đoàn hay chưa.
Và căn cứ theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 24 Nghị định 88/2015/NĐ-CP ngày 7 tháng 10 năm 2015 về vi phạm quy định về đóng kinh phí công đoàn
” 1. Phạt tiền với mức từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chậm đóng kinh phí công đoàn;
b) Đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định;
c) Đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng.
2. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng.”
Như vậy, trường hợp công ty không đóng phí công đoàn này cho toàn bộ người lao động sẽ bị phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền tại thời điểm lập biên bản nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng. Còn nếu đóng không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng thì sẽ bị phạt với mức từ 12% tới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm và cũng không vượt quá 75 triệu.
Về hồ sơ thành lập công đoàn, được quy định cụ thể tại Điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2013 và tại khoản 13.3 điều 13 Hướng dẫn số 238/HD-TLĐ ngày 04/3/2014 của Tổng LĐLĐ Việt Nam hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XI có quy định như sau:
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172
“13.3. Hồ sơ đề nghị công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở và ban chấp hành công đoàn cơ sở gồm có:
a. Văn bản đề nghị công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở và ban chấp hành công đoàn cơ sở.
b. Danh sách đoàn viên, kèm theo đơn gia nhập Công đoàn Việt Nam của người lao động.
c. Biên bản hội nghị thành lập công đoàn cơ sở.
d. Biên bản kiểm phiếu bầu cử ban chấp hành công đoàn cơ sở (có trích ngang lý lịch kèm theo).”
Bạn vui lòng tham khảo thêm trường hợp nghỉ việc tại bài viết sau:
Doanh nghiệp cần đóng kinh phí công đoàn ở đâu?
Đối tượng và mức đóng phí công đoàn
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Công ty yêu cầu người lao động nghỉ việc trước khi hết thời hạn báo trước
- Công ty hỗ trợ học nghề thì NLĐ có được chấm dứt hợp đồng lao động?
- Số ngày phép năm khi Làm nghề nặng nhọc, độc hại nguy hiểm?
- Cách tính tiền lương cho người lao động được thuê lại
- Thời gian điều trị tai nạn lao động có được tính để hưởng trợ cấp thôi việc