Luật An Nam cho tôi hỏi về phí công đoàn như sau: công ty tôi hàng tháng đều từ 1% tiền lương của tôi để đóng phí công đoàn. Tôi không biết theo đúng quy định của pháp luật thì công ty tôi phải đóng phí công đoàn hay tôi phải đóng phí công đoàn? Tôi xin chân thành cảm ơn.
- Đối tượng và mức đóng phí công đoàn
- Chế tài khi không đóng phí công đoàn
- Hồ sơ đăng ký thành lập công đoàn cơ sở
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Luật công đoàn 2012 về tài chính công đoàn:
” Tài chính công đoàn gồm các nguồn thu sau đây:
1. Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
2. Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động;
3. Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ;
4. Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.”
Theo đó tài chính công đoàn bao gồm cả đoàn phí do người lao động đóng và kinh phí công đoàn do doanh nghiệp đóng. Vậy nên cả người lao động và người sử dụng lao động đều phải đóng vào quỹ công đoàn.
Về mức đóng, theo quy định tại khoản 1 mục I Hướng dẫn 258/HD-TLĐ ban hành 7/03/2014 về đối tượng, mức đóng và tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí:
” 1.1- Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; Đơn vị sự nghiệp hưởng lương theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội.
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương cấp bậc, chức vụ, lương theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề. Khi tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thay đổi thì tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí công đoàn thay đổi theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội.
1.2- Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần nhà nước giữ cổ phần chi phối) mức đóng đoàn phí công đoàn hàng tháng bằng 1% tiền lương thực lĩnh (tiền lương đã khấu trừ tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, thuế thu nhập cá nhân của đoàn viên), nhưng mức đóng hàng tháng tối đa bằng 10% tiền lương cơ sở theo quy định của Nhà nước.
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172
1.3- Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài nhà nước (bao gồm cả Công ty cổ phần nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối); đơn vị sự nghiệp ngoài công lập hưởng tiền lương không theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định; Liên hiệp hợp tác xã; các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; Văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam, mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội.
…..
1.5- Đoàn viên công đoàn công tác ở nước ngoài, mức đóng đoàn phí bằng 1% tiền lương được hưởng ở nước ngoài theo chế độ do Nhà nước quy định.”
Như vậy, trong trường hợp này thì bạn vẫn phải đóng vào quỹ công đoàn và mức đóng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, do đó việc công ty bạn hàng tháng đều trích 1% tiền lương của bạn để đóng phí công đoàn là đúng theo quy định của pháp luật.
Bạn vui lòng tham khảo thêm trường hợp nghỉ việc tại bài viết sau:
Có phải nộp kinh phí công đoàn không?
Doanh nghiệp cần đóng kinh phí công đoàn ở đâu?
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Người lao động không đóng đoàn phí có bị kỷ luật không?
- Căn cứ xác định hình thức trả lương theo thời gian theo quy định
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ đang nghỉ thai sản
- Có được chấm dứt HĐLĐ với người lao động bị kết án tù giam?
- Có được kéo dài thời hạn làm việc bằng phụ lục hợp đồng lao động?