Nghỉ không hưởng lương có phải tự ý bỏ việc
Xin chào tư vấn An Nam. Tôi muốn hỏi về vấn đề nghỉ không hưởng lương có phải tự ý bỏ việc. Tôi xin cơ quan nghỉ việc đi điều trị bệnh, nghỉ hưởng lương 1 tháng còn nghỉ không lương 3 tháng. Do tôi không muốn cơ quan tôi biết bệnh của tôi vì bệnh khó nói. Vì vậy tôi không cung cấp giấy tờ gì. Cơ quan tôi yêu cầu cung cấp giấy ra viện hoặc bệnh án nếu không thì xem như nghỉ không có lý do tự ý bỏ việc. Như vậy có đúng không ạ? Và trong mấy tháng tôi nghỉ, tôi có phải đóng bảo hiểm xã hội không. Mong tư vấn An Nam giải đáp cho tôi.
- Có được sa thải người lao động nghỉ việc tham gia đình công đòi tăng lương?
- Công ty tự ý cho nghỉ việc có phải bồi thường không?
- Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn về vấn đề nghỉ không hưởng lương có phải tự ý bỏ việc; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, căn cứ vào Điều 116 Bộ luật Lao động 2012 quy định như sau:
“Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.“
Như vậy:
Theo quy định trên người lao động muốn nghỉ việc không lương thì phải có sự thỏa thuận và được sự đồng ý của người sử dụng lao động. Nếu không thỏa thuận cũng như không được sự đồng ý của người sử dụng lao động mà người lao động tự ý nghỉ việc thì người lao động được coi là tự ý nghỉ việc.
Với trường hợp của bạn, bạn đã xin cơ quan nghỉ việc đi điều trị bệnh nghỉ hưởng lương 1 tháng và nghỉ không lương 3 tháng. Như vậy, trong trường hợp này, công ty đã cho bạn nghỉ không lương 3 tháng thì bạn không phải cung cấp giấy ra viện hoặc bệnh án. Việc cung cấp bệnh án hay giấy ra viện chỉ có ý nghĩa khi công ty giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho bạn. Nếu công ty bạn đã cho bạn nghỉ 3 tháng không hưởng lương mà yêu cầu bạn cung cấp giấy ra viện hoặc bệnh án; nếu bạn cung cấp thì công ty xem là tự ý bỏ việc là không có căn cứ pháp luật.
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172
Về vấn đề nghỉ việc có phải đóng bảo hiểm xã hội:
Căn cứ khoản 17 Điều 38 Quyết định 959/QĐ- BHXH quy định như sau:
“Điều 38. Quản lý đối tượng
1.7. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.”
Như vậy, theo quy định trên thì người lao động không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó.
Với trường hợp của bạn, bạn có 1 tháng bạn nghỉ việc có hưởng lương thì tháng này bạn vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội. Còn 3 tháng bạn nghỉ không lương thì bạn không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Nghỉ không hưởng lương có phải tự ý bỏ việc. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
Nghỉ việc trái pháp luật có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
Công ty chấm dứt hợp đồng trái pháp luật có được bồi thường?
Nếu còn vướng mắc về vấn đề nghỉ không hưởng lương có phải tự ý bỏ việc; bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Mức phạt khi công ty không tổ chức khám sức khỏe cho người lao động
- NLĐ không báo trước 45 ngày thì công ty có quyền từ chối đơn xin nghỉ việc?
- Hết hạn HĐLĐ 1 năm có được ký lại hợp đồng thử việc không?
- Thời gian tạm đình chỉ công việc người lao động có được hưởng lương?
- 2 trường hợp NLĐ không được từ chối làm thêm giờ năm 2023