Nội dung câu hỏi:
Hợp đồng lao động được giao kết có bắt buộc phải dưới dạng bằng văn bản không?
Bài viết liên quan:
- Tư vấn về sử đổi hợp đồng lao động
- Chuyển người lao động làm công việc mới so với hợp đồng lao động
- Điều kiện về người lao động tham gia hợp đồng lao động
Tư vấn hợp đồng lao động:
Với trường hợp của bạn Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau
Có những loại hợp đồng lao động nào?
Căn cứ pháp luật: Khoản 1 Điều 20 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:
“Điều 20. Loại hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.”
Theo quy định này, hợp đồng lao động chỉ còn 2 loại là hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Khác với trước đây, loại hợp đồng lao động được quy định tại bộ luật lao động năm 2012 có hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng tới 36 tháng, hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng và hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Hợp đồng lao động có phải giao kết bằng văn bản không?
Căn cứ pháp luật: Điều 14 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:
“Điều 14. Hình thức hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.”
Theo quy định này, trường hợp người lao động làm công việc tạm thời có thời hạn dưới 1 tháng thì có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói với nhau. Các trường hợp khác phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản hoặc bằng thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Ngoài ra, trên thực tế hợp đồng có thể được giao kết thông qua hành vi của các bên, đó là trường hợp hợp đồng lao động bị chấm dứt do hết thời hạn hợp đồng nhưng hai bên vẫn tiếp tục làm việc; người lao động vẫn đến làm việc và người sử dụng lao động mặc nhiên chấp nhận cho người lao động tiếp tục làm việc. Tức là, thông qua hành vi, các bên vẫn có thể giao kết hợp đồng theo quy định tại khoản 2 điều 20 bộ luật lao động 2019.
Mức xử phạt người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động như sau:
Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên; giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng cho nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật Lao động; giao kết không đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
+ Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
+ Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
+ Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
+ Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
+ Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Theo quy định nêu trên, khi người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động với người lao động bằng văn bản trong những trường hợp bắt buộc phải giao kết bằng văn bản thì mức xử phạt vi phạm hành chính là từ 2 triệu tới tối đa 25 triệu, tùy vào số lượng vi phạm. Tuy nhiên, đây chỉ là mức xử phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân. Đối với người sử dụng lao động là tổ chức thì mức xử phạt phải gấp đôi theo quy định tại điều 6 nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Mặt khác, theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
– Buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động khi có hành vi giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên quy định tại khoản 1 Điều này;
– Buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động cho nhóm người lao động làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng khi có hành vi không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động cho nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật Lao động được quy định tại khoản 1 Điều này;
Như vậy, ngoài việc người sử dụng lao động bị phạt tiền cho hành vi không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản thì người sử dụng lao động còn buộc phải thực hiện việc giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đúng theo quy định của bộ luật lao động 2019.…
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
- Có được đặt cọc khi giao kết hợp đồng lao động không?
- Người lao động nghỉ việc khi công ty không giao kết hợp đồng mới
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp có thời hạn không?
- Công đoàn có được từ chối tư vấn quyền lợi cho người lao động?
- NLĐ bị tai nạn chưa hồi phục có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ không?
- Mức lương tối thiểu vùng II năm 2024 là bao nhiêu?
- Điều trị tai nạn lao động có được công ty chi trả chi phí khám, chữa bệnh không?