Tôi làm đơn gửi UBND phường Ngọc Châu xin cấp trích lục khai sinh cho con trai tôi. Trong mẫu khai sinh cũ phần họ tên cha và mẹ không có phần ghi năm sinh. Nhưng trong bản trích lục khai sinh mẫu hiện tại phần họ tên cha và mẹ có phần ghi năm sinh tôi có đề nghị điền năm sinh cha và mẹ vào nhưng cán bộ UBND phường không đồng ý và để trống phần đó. Vậy tôi xin hỏi cán bộ UBND phường giải quyết như vậy đúng hay sai. Tôi xin trân trọng cảm ơn.
- Có được cấp lại bản chính giấy khai sinh?
- Cơ quan nào cấp bản sao trích lục giấy khai sinh?
- Thủ tục và thẩm quyền đăng ký lại giấy khai sinh
Tư vấn hôn nhân và gia đình:
Về việc điền thêm năm sinh khi xin trích lục khai sinh Tổng đài tư vấn 1900 6172 xin trả lời bạn như sau:
Căn cứ Khoản 9 Điều 4 Luật hộ tịch số 60/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014 quy định như sau:
“Trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính.”
Theo quy định trên, trích lục hộ tịch là văn bản được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp để chứng minh sự kiện hộ tích của một cá nhận khi đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Do đó, việc trích lục bản sao hộ tịch phải giống với hồ sơ gốc nên khi bạn yêu cầu điền thêm năm sinh của bố mẹ khi đi trích lục giấy khai sinh là không hợp pháp.
Vậy, để có thông tin về năm sinh của bố mẹ trên giấy khai sinh của con, bạn cần làm thủ tục bổ sung, thay đổi hộ tịch theo Điều 27 và Điều 29 Luật hộ tịch năm 2014:
Bước 01: Người yêu cầu đăng ký việc bổ sung hộ tịch nộp hồ sơ tại UBND cấp huyện nơi lưu Sổ đăng ký khai sinh trước đây; Thành phần hồ sơ bao gồm:
– Tờ khai đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính trong Giấy khai sinh (theo mẫu);
– Bản chính Giấy khai sinh của người cần bổ sung hộ tịch;
– Các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc bổ sung hộ tịch (có thể bản sao có chứng thực của các giấy tờ sau: giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu của hai vợ, chồng bạn).
– Trường hợp ủy quyền cho người khác làm thay phải có văn bản ủy quyền được công chứng hoặc chứng thực hợp lệ. Nếu người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì không cần văn bản ủy quyền nhưng phải có giấy tờ chứng minh về mối quan hệ nêu trên.
Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172
Bước 02: Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy yêu cầu bổ sung hộ tịch là đúng, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng trong Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Thời hạn giải quyết: Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.
Mẫu đơn, mẫu Tờ khai: Tờ khai đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính trong Giấy khai sinh (theo mẫu).
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Đăng ký khai sinh lại khi không nhớ ngày tháng sinh
Cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh
Trên đây là quy định của pháp luật về điền thêm thông tin khi trích lục khai sinh. Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.