19006172

Xử phạt doanh nghiệp sử dụng người lao động nước ngoài mà giấy phép lao động hết hạn

Sử dụng người lao động nước ngoài mà giấy phép lao động hết hạn

Xin tổng đài tư vấn về vấn đề: Xử phạt doanh nghiệp sử dụng người lao động nước ngoài mà giấy phép lao động hết hạn. Thẩm mỹ viện của tôi có thuê một bác sỹ Hàn Quốc về làm việc, có kí hợp đồng lao động, giấy phép lao động vừa hết hạn nhưng bên tôi không để ý nên không đi làm lại cho người ta. Thanh tra có xuống kiểm tra và lập viên bản xử lí. Vậy trong trường hợp này chúng tôi phải chịu mức xử phạt như thế nào và phải làm như thế nào khi người lao động nước ngoài có giấy phép lao động hết hạn?


Bài viết liên quan:


giấy phép lao động hết hạnTư vấn hợp đồng lao động:

Về sử dụng người lao động nước ngoài mà giấy phép lao động hết hạn, Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 169 Bộ luật lao động năm 2012 thì lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:

“a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;

c) Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;

d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp theo quy định tại Điều 172 của Bộ luật này.”

Theo đó, các trường hợp người lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam mà không cần giấy phép quy định tại Điều 172 không bao gồm bác sỹ.

Cụ thể Điều 172 Bộ Luật Lao động 2012 được hướng dẫn tại Điều 7 Nghị định 102/2013/NĐ-CP về Các trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động như sau:

1. Người lao động nước ngoài quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7 và Khoản 8 Điều 172 của Bộ luật lao động.

2. Các trường hợp khác không thuộc diện cấp giấy phép lao động, bao gồm:

a) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh; thông tin; xây dựng; phân phối; giáo dục; môi trường; tài chính; y tế; du lịch; văn hóa giải trí và vận tải;

Bộ Công Thương hướng dẫn căn cứ, thủ tục để xác định người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ nêu trên.

b) Vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài;

c) Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;

d) Giáo viên của cơ quan, tổ chức nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cử sang Việt Nam giảng dạy tại trường quốc tế thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam;

đ) Tình nguyện viên;

Người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 2 Điều này phải có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

e) Người có trình độ từ thạc sĩ trở lên hoặc tương đương thực hiện tư vấn, giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, cơ sở dạy nghề trình độ cao đẳng với thời gian không quá 30 ngày;

Cơ sở giáo dục đại học, cơ sở dạy nghề trình độ cao đẳng phải có văn bản xác nhận về việc người lao động nước ngoài thực hiện công việc tư vấn, giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

g) Người lao động nước ngoài vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan nhà nước ở Trung ương, cơ quan cấp tỉnh và tổ chức chính trị – xã hội cấp Trung ương ký kết theo quy định của pháp luật.

Cơ quan nhà nước ở Trung ương, cơ quan cấp tỉnh và tổ chức chính trị – xã hội cấp Trung ương phải có văn bản thông báo với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lao động về việc người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện thỏa thuận quốc tế mà các cơ quan, tổ chức này đã ký kết.

h) Các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Như vậy, việc thẩm mỹ viện của bạn vẫn để bác sỹ người Hàn Quốc này tiếp tục làm việc tại Việt Nam khi giấy phép lao động đã hết hạn là vi phạm quy định của pháp luật. Trường hợp này thẩm mỹ viện của bạn sẽ bị xử phạt như sau căn cứ theo Điều 22 Nghị định 88/2015/NĐ-CP:

giấy phép lao động hết hạn

Tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp 24/7:1900 6172

– Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người;

– Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 20 người;

– Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 21 người trở lên.

– Và thẩm mỹ viện của bạn sẽ bị đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng.

Đối với người lao động nước ngoài là bác sỹ người Hàn Quốc này sẽ bị trục xuất khỏi Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định này. 

Trong trường hợp này, đơn vị cần làm thủ tục cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài( hay trước đây gọi là gia hạn giấy phép lao động) để người lao động có thể tiếp tục làm việc tại đơn vị.

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Xử phạt doanh nghiệp sử dụng người lao động nước ngoài mà giấy phép lao động hết hạn.

Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề gì thắc mắc về giấy phép lao động hết hạn, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam