Người có công mắc bệnh hiểm nghèo
Xin cho tôi hỏi về vấn đề người có công mắc bệnh hiểm nghèo. Bố tôi bị thương trong thời gian tham gia kháng chiến và được xác nhận là thương binh hạng 4/4, tỷ lệ thương tật 35%. Nay bố tôi đang sống tại Đà Nẵng và bị mắc bệnh ung thư phổi. Vậy ngoài chế độ trợ cấp hàng tháng bằng 1.592.000 đồng thì bố tôi có được thêm chế độ đó cho người có công mắc bệnh hiểm nghèo không? Mong anh chị tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
- Đổi mã quyền lợi trên thẻ bảo hiểm y tế của người có công
- Miễn tiền sử dụng đất đối với người có công với cách mạng
- Bảo hiểm y tế cho người có công đang hưởng trợ cấp tuất
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Tổng đài tư vấn. Về vấn đề người có công mắc bệnh hiểm nghèo; chúng tôi xin trả lời như sau:
Thứ nhất về điều kiện hưởng
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 9/2016/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Đà Nẵng về điều kiện hưởng trợ cấp đối với người có công mắc bệnh hiểm nghèo:
“Điều 1. Quyết định chính sách trợ cấp thường xuyên, đột xuất đối với người có công với cách mạng mắc bệnh hiểm nghèo có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, cụ thể như sau:
2. Điều kiện được hưởng trợ cấp
a) Điều kiện trợ cấp thường xuyên:
– Mắc bệnh hiểm nghèo theo quy định hoặc tuổi cao (60 tuổi trở lên đối với nam và 55 tuổi trở lên đối với nữ), lú lẫn, không tự chủ được trong sinh hoạt;
– Thu nhập từ lương và các khoản trợ cấp hàng tháng (lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng) thấp hơn 02 lần mức chuẩn trợ cấp người có công;
– Chi phí tiền thuốc men, điều trị và chăm sóc chiếm phần lớn thu nhập từ lương và trợ cấp.
b) Điều kiện trợ cấp khó khăn đột xuất:
– Mắc bệnh hiểm nghèo theo quy định hoặc tuổi cao (60 tuổi trở lên đối với nam và 55 tuổi trở lên đối với nữ), lú lẫn, không tự chủ được trong sinh hoạt hoặc bị tai nạn rủi ro;
– Chi phí tiền thuốc men, điều trị, chăm sóc, khắc phục hậu quả vượt quá khả năng chi trả của gia đình.”
Do đó bố bạn là thương binh suy giảm 35% khả năng lao động và đang mắc bệnh ung thư phổi là bệnh nguy hiểm. Nếu bố bạn đáp ứng được các điều kiện nêu trên thì bố bạn sẽ được hưởng trợ cấp.
Thứ hai về mức hưởng trợ cấp
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 9/2016/NQ-HĐND:
“3. Mức trợ cấp
a) Mức trợ cấp thường xuyên: 500.000 đồng/tháng/người.
b) Mức trợ cấp khó khăn đột xuất: Mỗi năm không quá 3.000.000 (Ba triệu) đồng/người.
Đối với các trường hợp đặc biệt, mức trợ cấp do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định.”
Như vậy, mức hưởng trợ cấp thường xuyên là 500.000 đồng/tháng. Còn mức hưởng trợ cấp khó khăn đột xuất là không quá 3.000.000 đồng/người.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Người có công mắc bệnh hiểm nghèo.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Chế độ người nhiễm chất độc hóa học
Chế độ cho thân nhân khi người nhiễm chất độc hóa học chết
Nếu còn vướng mắc về truy lĩnh trợ cấp nhiễm chất độc hóa học; bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn trực tiếp.
- Trợ cấp tuất cho vợ của thương binh bị chấp hành án phạt tù
- Năm 2023 thủ tục xác định mức độ khuyết tật như thế nào?
- Gia đình người khuyết tật nặng có được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng?
- Điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng đối với người 17 tuổi khuyết tật nặng
- Điều kiện xét hưởng và thủ tục xin cấp sổ hộ nghèo