Có thể nâng hạng Giấy phép lái xe từ A1 lên B1 không?
Có thể nâng hạng Giấy phép lái xe từ A1 lên B1 không? Cho tôi hỏi tôi có bằng lái xe hạng A1 thì có thể nâng hạng xe lên hạng B1 không? Điều kiện về sức khỏe của người học bằng lái xe hạng B1 quy định thế nào? Và hồ sơ của tôi để thi bằng lái B1 cần những gì? Thời hạn của bằng là bao nhiêu lâu?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với câu hỏi của bạn về; Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, về việc nâng hạng Giấy phép lái xe từ A1 lên B1
Căn cứ vào Khoản 6, Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
“Điều 7. Điều kiện đối với người học lái xe
3. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:
a) Hạng B1 số tự động lên B1: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;
b) Hạng B1 lên B2: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;
c) Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;
d) Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên”.
Theo đó, không có quy định về nâng hạng Giấy phép lái xe từ A1 lên B1. Bạn muốn có Giấy phép lái xe hạng B1 thì cần dự sát hạch lái xe.
Thứ hai, quy định về điều kiện sức khỏe của người học bằng lái xe hạng B1
Căn cứ Khoản 2 Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định:
“Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe
2. Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.”
Bên cạnh đó, căn cứ Phụ lục số 01 quy định Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT). Theo đó, người có một trong các tình trạng bệnh, tật sau đây thì không đủ điều kiện để lái xe hạng B1:
– Rối loạn tâm thần cấp đã chữa khỏi hoàn toàn nhưng chưa đủ 06 tháng, rối loạn tâm thần mạn tính không điều khiển được hành vi;
– Động kinh còn cơn trong vòng 24 tháng gần nhất (không/có dùng thuốc điều trị), Liệt vận động từ hai chi trở lên, hội chứng ngoại tháp, rối loạn cảm giác sâu, chóng mặt do các nguyên nhân bệnh lý;
– Thị lực nhìn xa hai mắt: < 5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính). Nếu còn một mắt, thị lực <5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính). Rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây. Song thị kể cả có điều chỉnh bằng lăng kính;
– Block nhĩ thất độ II hoặc có nhịp chậm kèm theo các triệu chứng lâm sàng (kể cả đã được điều trị nhưng không ổn định). Suy tim độ III trở lên (theo phân loại của Hiệp hội tim mạch New York – NYHA);
– Các bệnh, tật gây khó thở mức độ III trở lên (theo phân loại mMRC);
– Cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng);
– Sử dụng các chất ma túy. Sử dụng chất có cồn nồng độ vượt quá giới hạn quy định.
-->Điều kiện về độ tuổi, chiều cao, cân nặng thi bằng lái xe
Thứ ba, về hồ sơ thi bằng lái xe B1
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 19 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
“Điều 19. Hồ sơ dự sát hạch lái xe
1. Đối với người dự sát hạch lái xe lần đầu
Cơ sở đào tạo lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 9 của Thông tư này;
b) Chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo đối với người dự sát hạch lái xe hạng A4, B1, B2 và C;
c) Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch.”
Để thi bằng lái xe hạng B1, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
+) Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 9 của Thông tư này; bao gồm:
– Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này;
– Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân;
– Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
+) Chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo đối với người dự sát hạch lái xe hạng A4, B1, B2 và C;
+) Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch.
-->Quy định về gộp giấy phép lái xe máy với giấy phép lái xe ô tô hạng B1
Luật sư tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Thứ tư, về thời hạn sử dụng của Giấy phép lái xe:
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
“Điều 17. Thời hạn của giấy phép lái xe
1. Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.
2. Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
3. Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
4. Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.”
Như vậy, Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
Trong quá trình giải quyết nếu còn vướng mắc; bạn có thể liên hệ đến Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.
-->Hồ sơ thi bằng lái xe hạng B1 theo quy định mới nhất
- Điều khiển ô tô có nồng độ cồn dưới 0,25 miligam có bị xử phạt?
- Sang tên ô tô đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người trong cùng tỉnh
- Mức xử phạt xe máy rú ga liên tục trong khu đô thị năm 2023
- Cách tính tổng thời gian tước GPLX khi vi phạm cùng lúc nhiều lỗi
- Ô tô lùi xe tại nơi tầm nhìn bị che khuất bị xử phạt như thế nào?