Nhận lại xe vi phạm giao thông bị tạm giữ
Em ở khu vực huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai. Cho em hỏi, chồng em đi xe máy nhưng không mang theo giấy đăng ký xe và giấy phép lái xe nên bị công an tạm giữ xe. Nhưng xe đó là do em đứng tên giấy đăng ký xe. Vậy cho em hỏi khi đi nhận lại xe thì em hay người vi phạm là chồng em sẽ đi nhận xe? Và khi làm thủ tục nhận lại xe thì phải mang theo những gì, có cần mang theo giấy đăng ký xe không hay chỉ cần mang theo biên bản vi phạm để nhận lại xe vi phạm giao thông bị tạm giữ? Với hai lỗi trên thì em phải nộp bao nhiêu tiền? Mong tư vấn giúp em ạ!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Về vấn đề nhận lại xe vi phạm giao thông bị tạm giữ của bạn Tổng đài tư vấn xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, quy định về vấn đề nhận lại xe khi bị tạm giữ
Căn cứ Điều 9 Thông tư 47/2014/TT-BCA quy định về quản lý phương tiện, tang vật vi phạm hành chính; theo đó:
“Điều 9. Trình tự, thủ tục trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ
1. Việc trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải có quyết định trả lại bằng văn bản của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ.
2. Khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện tiến hành các thủ tục sau:
a) Kiểm tra quyết định trả lại; kiểm tra Chứng minh nhân dân và giấy tờ khác có liên quan của người đến nhận.
Người đến nhận lại tang vật, phương tiện phải là người vi phạm có tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Nếu những người nêu trên ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện thì phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.
b) Yêu cầu người đến nhận lại tang vật, phương tiện đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về tên, số lượng, đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, ký hiệu, xuất xứ, năm sản xuất, số máy, số khung, dung tích (nếu có), tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của cán bộ quản lý.
c) Lập biên bản trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ”.
Như vậy, người đến nhận lại tang vật, phương tiện phải là người vi phạm có tang vật, phương tiện bị tạm giữ đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Bạn cho biết chồng bạn đi xe máy không mang giấy đăng ký xe và giấy phép lái xe nên bị CSGT tạm giữ xe. Bạn đứng tên giấy đăng ký xe nhưng người vi phạm là chồng bạn. Do đó, chồng bạn sẽ là người đến nhận lại xe. Chồng bạn cũng có thể lập văn bản ủy quyền cho bạn hoặc người khác đến nhận thay.
Người đến nhận lại phương tiện cần chuẩn bị:
– Chứng minh nhân dân;
– Quyết định trả lại phương tiện đang bị tạm giữ;
– Văn bản ủy quyền (nếu có).
-->Thủ tục lấy xe khi bị tạm giữ tại cơ quan có thẩm quyền
Thứ hai, mức phạt với lỗi không mang đăng ký xe máy khi tham gia giao thông
Điểm b khoản 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe”.
Như vậy
Trong trường hợp chồng bạn bị lập biên bản với lỗi không mang giấy đăng ký xe thì sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Thứ ba, xử phạt lỗi điều khiển xe máy không mang theo Giấy phép lái xe
Căn cứ vào điểm c khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định :
“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Người điều khiển xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe.”
Như vậy, theo quy định này thì trường hợp không mang Giấy phép lái xe khi tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
-->Vi phạm nhiều lỗi cùng lúc khi lái xe máy thì sẽ bị xử phạt thế nào?
Dịch vụ tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Thứ tư, về vấn đề áp dụng mức phạt tiền khi vi phạm giao thông
Đối với vấn đề phạt tiền với mức nào, Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012có quy định như sau:
“Điều 23. Phạt tiền
1. Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này.
Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội.
…4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.”
Như vậy, theo quy định chung, áp dụng mức phạt tiền cụ thể là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó. Trong trường hợp của bạn, mức trung bình của khung tiền phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng là 150.000 đồng. Bạn vi phạm hai lỗi thì tổng mức phạt trung bình của bạn là 300.000 đồng.
Mọi thắc mắc liên quan đến nhận lại xe vi phạm giao thông bị tạm giữ, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
-->Vi phạm giao thông bị tạm giữ xe thì ai có thể lấy xe?
- Năm 2023 có cấm người đi bộ đi vào đường cao tốc hay không?
- Giấy phép lái xe bị sai năm sinh thì làm thế nào?
- Đón, trả hành khách không đúng địa điểm đón, trả hành khách ghi trong hợp đồng
- Thời gian đào tạo thi giấy phép lái xe hạng C
- Dùng điện thoại khi điều khiển ô tô có được nộp phạt qua bưu điện?