Đại diện cho chồng khi chồng mất năng lực hành vi dân sự
Do bị tai nạn nên chồng tôi không còn khả năng nhận thức, vậy, các giao dịch sau này ai sẽ là người đại diện cho chồng tôi?
Bài viết liên quan:
- Tài sản được thừa kế trong thời kỳ hôn nhân có phải tài sản chung?
- Cưới hỏi người khác trong thời kỳ hôn nhân có vi phạm pháp luật không?
- Điều kiện về tuổi kết hôn theo quy định Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Tư vấn Hôn nhân gia đình:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Trường hợp của bạn, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ Điều 24 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng:
“1. Việc đại diện giữa vợ và chồng trong xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch được xác định theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.
3. Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan.
Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn.”
Theo quy định trên, vợ/chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó. Trong trường hợp một bên vợ/chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn.
Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172
Như vậy, do chồng bạn mất khả năng nhận thức nên theo Khoản 3 Điều 24 Luật hôn nhân gia đình thì bạn sẽ là người đại diện cho chồng bạn khi bạn có đủ điều kiện làm người giám hộ, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan. Trường hợp chồng bạn mất năng lực hành vi dân sự mà bạn có yêu cầu Tòa án ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự, Tòa án sẽ chỉ định người khác đại diện cho chồng bạn để giải quyết việc ly hôn.
Mọi vấn đề, thủ tục còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Thu nhập để chứng minh điều kiện kinh tế khi giành quyền nuôi con
- Nộp đơn xin ly hôn tại nơi người vợ đang tạm trú có được không?
- Lệ phí cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đăng ký nhận con nuôi
- Quyền sử dụng đất đứng tên chồng có được coi là tài sản chung?
- Quy định về quyền và nghĩa vụ của người mẹ đối với con nuôi