Thời hạn có hiệu lực của Giấy phép lưu hành xe theo pháp luật hiện hành
Cho tôi hỏi Giấy phép lưu hành xe khi đã được cấp rồi thì sử dụng được mãi không hay định kỳ phải đi gia hạn? Và có trường hợp nào không được cấp giấy phép lưu hành không?
- Xử phạt người điều khiển xe bánh xích không có Giấy phép lưu hành
- Làm thế nào để được cấp Giấy phép lưu hành xe?
- Khi nào được cấp Giấy phép lưu hành xe?
Tư vấn giao thông đường bộ:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, về thời hạn có hiệu lực của Giấy phép lưu hành xe
Hiệu lực của Giấy phép lưu hành xe được quy định tại Khoản 4 Điều 20 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT như sau:
“Điều 20. Quy định chung về cấp Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng; xe quá khổ giới hạn; xe bánh xích; xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ
4. Thời hạn có hiệu lực của Giấy phép lưu hành xe:
a) Các xe quá tải trọng; xe quá khổ giới hạn khi lưu hành không phải thực hiện các điều kiện bắt buộc như đi theo làn quy định; có xe hỗ trợ dẫn đường; hộ tống hoặc phải gia cường đường bộ: trường hợp lưu hành trên đường bộ; đoạn đường bộ đã được cải tạo; nâng cấp đồng bộ thì thời hạn của Giấy phép lưu hành xe không quá 60 ngày; trường hợp lưu hành trên đường bộ; đoạn đường bộ chưa được cải tạo, nâng cấp hoặc cải tạo; nâng cấp chưa đồng bộ thì thời hạn của Giấy phép lưu hành xe không quá 30 ngày.
b) Các xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe vận chuyển hàng siêu trường; siêu trọng khi lưu hành phải thực hiện các điều kiện bắt buộc như đi theo làn quy định; có xe hỗ trợ dẫn đường; hộ tống hoặc phải gia cường đường bộ: thời hạn của Giấy phép lưu hành xe không quá 30 ngày.
c) Các xe bánh xích tự di chuyển trên đường bộ: thời hạn của Giấy phép lưu hành xe là thời gian từng lượt từ nơi đi đến nơi đến.
d) Thời hạn hiệu lực của Giấy phép lưu hành xe quy định tại các điểm a; b và điểm c khoản này phải nằm trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe; trường hợp thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe ngắn hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b, c khoản này; thời hạn hiệu lực của Giấy phép lưu hành xe bằng thời hạn hiệu lực còn lại của Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe”.
Cụ thể, hiệu lực của Giấy phép lưu hành xe như sau:
– Với các xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn khi lưu hành không phải thực hiện các điều kiện bắt buộc như đi theo làn quy định; có xe hỗ trợ dẫn đường, hộ tống hoặc phải gia cường đường bộ:
+) Nếu lưu hành trên đường bộ, đoạn đường bộ đã được cải tạo, nâng cấp đồng bộ: Không quá 60 ngày;
+) Nếu lưu hành trên đường bộ, đoạn đường bộ chưa được cải tạo, nâng cấp hoặc cải tạo, nâng cấp chưa đồng bộ: Không quá 30 ngày.
– Với các xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng khi lưu hành phải thực hiện các điều kiện bắt buộc như đi theo làn quy định, có xe hỗ trợ dẫn đường, hộ tống hoặc phải gia cường đường bộ: Không quá 30 ngày.
– Với các xe bánh xích tự di chuyển trên đường bộ: thời hạn của Giấy phép lưu hành xe là thời gian từng lượt từ nơi đi đến nơi đến.
Lưu ý:
Thời hạn hiệu lực của Giấy phép lưu hành xe trong các trường hợp nêu trên phải nằm trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe. Trường hợp thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe ngắn hơn thời hạn nêu trên thì thời hạn hiệu lực của Giấy phép lưu hành xe bằng thời hạn hiệu lực còn lại của Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.
Thứ hai, trường hợp được cấp Giấy phép lưu hành xe
Căn cứ vào khoản 1 Điều 20 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định như sau
“Điều 20. Quy định chung về cấp Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ
1. Chỉ cấp Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng (sau đây gọi là Giấy phép lưu hành xe) trên đường bộ trong những trường hợp đặc biệt, khi không còn phương án vận chuyển nào khác hoặc không thể sử dụng chủng loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ khác phù hợp để vận chuyển trên đường bộ”.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, chỉ cấp Giấy phép lái xe lưu hành cho xe quá trọng tải, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ trong những trường hợp đặc biệt, khi không còn phương án vận chuyển nào khác hoặc không thể sử dụng chủng loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ khác phù hợp để vận chuyển trên đường bộ. Nghĩa là, không rơi vào trường hợp trên thì sẽ không được cấp Giấy phép lưu hành xe.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Những yêu cầu khi làm thủ tục cấp đổi giấy phép lái xe nước ngoài
Thẩm quyền cấp và hiệu lực của Giấy phép lưu hành xe
Mọi thắc mắc liên quan đến giao thông; xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Có được cấp lại giấy phép lái xe hạng FE đã hết hạn 5 tháng bị mất?
- Lỗi điều khiển xe máy để chân chống quệt xuống đường năm 2023
- Xe hợp đồng bán vé cho hành khách sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Những trường hợp được nộp phạt qua đường bưu điện khi vi phạm giao thông
- Lỗi điều khiển xe máy sử dụng thiết bị âm thanh năm 2023